Vòng quanh Thế giới

Tình người ấm áp giữa “thành phố lều trại” độc nhất vô nhị

Chia sẻ

Hầu hết những người vô gia cư sống trong “thành phố lều trại” khi được phỏng vấn đều nói rằng: Họ đã tìm được một cuộc sống có mục tiêu, ổn định, an toàn bên trong nhóm cộng đồng rất khăng khít này.

Đi tìm những “thành phố lều trại” trên đất Mỹ không phải là việc dễ dàng. Tuy nhiên, Trung tâm Luật pháp Quốc gia về vô gia cư và nghèo đói nước này đã xác định được hơn 100 “thành phố” như thế trên khắp 41 bang kể từ năm 2008 tới năm 2013. Trong số đó, chỉ một vài “thành phố” được chính quyền cho phép hoạt động. Hàng tá các “thành phố” còn lại đang đứng trên bờ vực bị xóa sổ.

Một khu trại dành cho người vô gia cư ở New Mexico.

Một “thành phố lều trại” dành cho người vô gia cư ở New Mexico.

Cô Kadee Ingram, 28 tuổi, hiện đang sinh sống trong một “thành phố lều trại” ở bang Washington. Ingram và người bạn đời của cô vừa mới mất việc gần đây.

Ingram chia sẻ: “Mọi việc đã trở nên tồi tệ tới mức chúng tôi không thể tìm được một công việc nào đó ngay lập tức, và kết quả là chúng tôi đã không giữ được căn hộ của mình”. Khi tới đây ở, chúng tôi cảm thấy thật sự thích thú khi được ở bên ngoài. Đặc biệt là chúng tôi cảm thấy an toàn. Giá như chúng tôi đã biết về nơi này sớm hơn”.

Một người mẹ đến từ bang Florida - cô Jammie Nichols trong nhiều năm đã phải chật vật đấu tranh với chứng nghiện ngập. Cô lao đao vì những hệ quả của nó: mất trí nhớ, tai biến, trầm cảm và trở nên nghèo đói. Thậm chí, Nichols đã phải cho đi một trong những đứa con của mình làm con nuôi.

Rồi một người bạn kể cho Nichols nghe về “thành phố lều trại” số 3 tại Seattle. Đây là một khu trại dành cho những người vô gia cư, được điều hành bởi chính những người cùng cảnh ngộ và có mối liên kết với những chương trình an sinh xã hội. Thỉnh thoảng, cảnh sát lại tới tuần tra khu vực. Còn lại phần lớn thời gian, họ để cho những người sinh sống ở đây thoải mái một mình. Những tình nguyện viên thường ghé qua phân phát những bữa ăn nóng hổi.

thanhpholeutrai (2)

Jammie và bạn trai đứng trước căn lều của họ

Tháng 6 vừa qua, Nichols đã quyết định mua một tấm vé xe bus và đến với “thành phố lều trại” số 3 trong tình trạng hoàn toàn trắng tay, kiệt quệ. Chỉ trong vòng 4 tháng sau, chị đã có một người bạn trai tốt, bỏ được chứng nghiện ngập và còn được đề cử vào làm trong ban điều hành của khu trại. Nichols nói: “Tôi cảm thấy như tôi thực sự đã bước được ra khỏi cái vỏ ốc của mình. Ngày hôm nay tôi đã điền xong đơn tìm nhà”.

Năm 2015, Trung tâm Luật pháp Quốc gia về vô gia cư và nghèo đói đã ước tính trong một đêm có khoảng nửa triệu người hiện nay phải sống lang thang vạ vật trên đường phố, một phần tư trong số họ là trẻ em. Trong khi đó, việc tồn tại của những “thành phố lều trại” đã mang lại rất nhiều lợi ích dành cho cộng đồng người vô gia cư và nghèo đói.

thanhpholeutrai (3)

Gần như tất cả những người vô gia cư sống trong các “thành phố lều trại” khi được phỏng vấn đều nói rằng: Họ đã tìm được một cuộc sống có mục tiêu, ổn định, an toàn bên trong nhóm cộng đồng rất khăng khít này. Cuộc sống mới này tốt đẹp hơn rất nhiều so với cuộc sống lang bạt trên phố hoặc thậm chí trong những nơi tạm trú truyền thống”.

Tại các các “thành phố lều trại”, họ không chỉ đơn giản là “tồn tại” mà là được “sống” trong một cộng đồng. 

Một số hình ảnh khác về các “thành phố lều trại” tại Mỹ:

thanhpholeutraia (1)

Matt Mercer - một cư dân của “thành phố liều trại”.

thanhpholeutraia (2)

Owen Makel, 65 tuổi là người vô gia cư suốt 14 năm trước khi về sống 4 tháng tại trại.

thanhpholeutraia (3)

thanhpholeutraia (4)

thanhpholeutrai (1)

Chia sẻ
Tin mới nhất