Nhắc đến Thái Lan, một trong những từ mà ai cũng nghĩ tới đầu tiên chính là: chuyển giới.
Beny và Yael Gangian đã chi hơn 30.000 USD (~ 669 triệu VNĐ) để giúp cô con gái chuyển giới của họ, Eimy hoàn thành mong ước bấy lâu: phẫu thuật. Đối với gia đình Israel này thì sử dụng khoản tiết kiệm dành dụm suốt 18 năm, vay mượn thêm từ ngân hàng và những người thân, bạn bè là một việc cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Và chỉ có duy nhất một nơi họ đủ tin tưởng chi một khoản tiền lớn như thế để đổi lấy dịch vụ chất lượng cao với giá phải chăng: Thái Lan.
Quốc gia Đông Nam Á này đang đi đầu trong ngành công nghiệp chuyển giới, nổi tiếng nhiều năm nay với chi phí chăm sóc sức khoẻ vừa túi tiền, nguồn nhân lực y bác sĩ dồi dào và được đào tạo bài bản để tiến hành các ca phẫu thuật chuyển giới từ nam sang nữ.
Mặc dù có thể được phẫu thuật chuyển giới miễn phí tại quê nhà Israel, Eimy vẫn chọn đến Thái Lan bởi cô tin tưởng vào kinh nghiệm của các bác sỹ phẫu thuật xứ chùa vàng và cô cũng sẽ được phẫu thuật ngay thay vì phải chờ đợi hàng năm trời nếu lựa chọn phẫu thuật trong nước.
“Ở đây họ có những bác sĩ giỏi nhất và tôi cảm thấy có thể tin tưởng được,” Eimy trả lời phỏng vấn ngay trước khi bước vào ca phẫu thuật ở Bangkok hồi tháng 9. Mặc dù cô gái 18 tuổi này hoàn toàn có thể được phẫu thuật miễn phí ngay tại quê nhà Israel, nhưng các bác sỹ sẽ không dày dạn kinh nghiệm như ở đây, thêm nữa là cô sẽ phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt mình - đó là một sự trì hoãn mà mẹ của cô, bà Yael cho rằng Eimy sẽ không thể chịu đựng nổi. “Tôi muốn được phẫu thuật để được sống thật, sống hạnh phúc - để trở thành một người phụ nữ hoàn toàn”, Eimy nói.
Thái Lan là điểm đến quốc tế phổ biến nhất của những người chuyển giới có nhu cầu phẫu thuật. “Ở Thái Lan chi phí phẫu thuật chỉ bằng 1/3 ở đây”, Curtis Crane - Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và tiết niệu ở San Francisco cho biết. Năm 2009, Curtis đã tới Bangkok 6 tuần để học hỏi bác sĩ Preecha Tiewtranon - người đi tiên phong trong ngành công nghiệp phẫu thuật chuyển giới tại Thái Lan. “Đối với những người muốn thực hiện phẫu thuật nhưng lại không được bảo hiểm chi trả thì đó là lựa chọn duy nhất”.
Ngành công nghiệp phẫu thuật chuyển giới đã và đang mang về lợi nhuận khủng cho Thái Lan hàng năm.
Phẫu thuật chuyển đổi giới tính là một phân nhánh nhỏ nhưng đang phát triển trong nền công nghiệp du lịch khám chữa bệnh của Thái Lan, với việc thu hút được hơn 2 triệu du khách mỗi năm, mang lại cho đất nước này khoảng 140 triệu bath (~ 87 tỷ VNĐ) vào năm ngoái, tăng 18% so với hồi năm 2013.
Bác sỹ Preecha, người đã thực hiện ca phẫu thuật chuyển giới đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1975, lý giải cho sự nổi tiếng của đất nước mình trong ngành phẫu thuật chuyển giới bởi 3 yếu tố: “Lý do đầu tiên là vì phẫu thuật ở Thái Lan rất rẻ. Thứ hai là kết quả phẫu thuật tốt và thứ ba là sự hiếu khách [của người dân nơi đây] - họ hoàn toàn có thể kết hợp đi du lịch”. Preecha cùng với 5 đồng nghiệp tại Viện Thẩm mỹ Preecha ở Bangkok tiến hành 2 đến 3 ca phẫu thuật chuyển giới mỗi tuần - hơn 3500 ca trong 30 năm qua. Ít nhất 90% bệnh nhân là người nước ngoài - đa số đến từ Trung Quốc, vùng Trung Đông và Úc.
Preecha Tiewtranon, một trong những bác sỹ chuyển giới nổi tiếng nhất ở Thái Lan.
Trong khi vẫn chưa có số liệu thống kê về lượng người đã phẫu thuật chuyển giới tại Thái Lan, hiện có ít nhất 100 bác sĩ Thái đạt đủ tiêu chuẩn để thực hiện loại hình phẫu thuật này. Các trang web cũng dẫn ra ít nhất 20 trung tâm y tế Thái Lan có thực hiện phẫu thuật chuyển giới. Chi phí cho cả gói dịch vụ, bao gồm chi phí y tế và phẫu thuật, khách sạn, massage và tour tham quan thành phố, có giá từ 9.770 USD (~ 218 triệu VNĐ).
“Dịch vụ ở đây đã có uy tín từ lâu và mọi thứ được sắp xếp rất chu đáo,” James Bellringer, người đã tiến hành hơn 1000 ca phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam sang nữ ở London, cho biết. “Các bác sỹ Thái Lan đã và đang thực hiện những cuộc phẫu thuật an toàn và mang đến kết quả mỹ mãn”.
Với việc những hiểu lầm, định kiến về người chuyển giới trong xã hội ngày càng giảm, số lượng người chuyển giới dám “come out” để được sống thật ngày càng cao. Nhu cầu đối với các dịch vụ có liên quan đến giới tính cũng theo đó tăng lên trên toàn thế giới và thường nhiều hơn số lượng mà các trung tâm do chính phủ tài trợ có thể đáp ứng. Bệnh viện Charing Cross ở London, nơi mở phòng khám về giới từ năm 1966, hiện đang có 364 bệnh nhân trong danh sách chờ phẫu thuật ở thời điểm cuối tháng 9. Tháng trước, họ đã nhận được 27 lời yêu cầu mới, gấp gần 3 lần số ca phẫu thuật, với thời gian chờ đợi trung bình của mỗi bệnh nhân là 72 tuần.
Nhu cầu phẫu thuật chuyển giới tăng trong thời gian gần đây không phải vì số lượng người chuyển giới tăng mà là bởi trước đây với những định kiến và kỳ thị nặng nề của xã hội, họ chỉ sống trong bóng tối, không dám lộ diện.
“Nhu cầu đã tăng rất nhiều,” theo lời Bác sĩ Fintan Harte, Giám đốc Phòng khám bức bối về giới tại Đại học Monash ở Melbourne. “Ngày càng có nhiều người [chuyển giới] dám “come out” so với trước đây”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó: sự phát triển của mạng Internet, sự chấp nhận của xã hội và những thay đổi của hệ thống pháp lý đã làm giảm đi sự phân biệt đối xử. “Một nguyên nhân quan trọng đó là nhờ có những người nổi tiếng đã dám “come out” - ví dụ như Caitlyn Jenner và Chaz Bono,” Jaimie Veale, một nhà nghiên cứu tâm lý học tại Đại học British Columbia ở Vancouver cho biết.
Hồi tháng 5 năm ngoái, Laverne Cox, diễn viên thủ vai Sophia Burset trong series phim truyền hình của Netflix “Orange Is the New Black”, đã trở thành người chuyển giới công khai đầu tiên xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time. Tháng trước, Jeffrey Tambor nhận được giải thưởng Emmy cho vai diễn người phụ nữ chuyển giới trong bộ phim hài “Transparent”, ông đã quyết định đề tặng phần diễn xuất của mình cho cộng đồng những người chuyển giới.
Sự chú ý của truyền thông đã làm xói mòn những định kiến và giúp nhiều người nhận ra rằng “có lẽ người chuyển giới không phải những kẻ cuồng tình dục, nghiện ngập lang thang trên các con phố,” chia sẻ của Katherine Cummings, người đã từng là cha của 3 cô con gái trước khi chuyển giới vào năm 1986 ở tuổi 51. “Đã có một thay đổi lớn trong sự chấp nhận của xã hội [đối với những người chuyển giới]”.
Bố của Eimy chia sẻ, số tiền đã dành dụm suốt 18 năm là cái giá rất nhỏ so với niềm hạnh phúc và sự khỏe mạnh của con gái ông, đứa trẻ đã phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cần tình yêu thương cũng như sự hỗ trợ từ phía gia đình.
Điều đó khuyến khích nhiều người chuyển giới thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải tất cả những bệnh nhân đã thay đổi cơ quan sinh dục của mình đều muốn phẫu thuật. Có khoảng nửa tá các quốc gia đòi hỏi phải phẫu thuật triệt sản để được thay đổi giới tính trên giấy tờ, trong khi việc này có thể gây ra nguy cơ làm hư hỏng vĩnh viễn cơ quan sinh sản.
“Có nhiều người chuyển giới không cảm thấy việc phẫu thuật là cần thiết - Việc phẫu thuật lúc này trở thành một yêu cầu từ xã hội [để được thay đổi giới tính trên giấy tờ],” Winter cho biết. “Xét ở khía cạnh đó [khi bệnh nhân buộc phải phẫu thuật chỉ vì đòi hỏi của xã hội], việc phẫu thuật có thể bị cáo buộc là độc ác, vô nhân đạo”.
Eimy Gangian, người luôn muốn được gọi là “Amy - như trong Amy Winehouse”, mong muốn xã hội cởi mở hơn để có thể hiểu đúng về người chuyển giới.
Quay lại trường hợp của Eimy, ca phẫu thuật kéo dài 3,5 giờ được thực hiện tại Bệnh viện Piyavate ở trung tâm Bangkok là bước cuối cùng để cô có được một cơ thể nữ hoàn thiện. “Tôi chỉ muốn nhanh chóng kết thúc việc này và về nhà càng sớm càng tốt,” Eimy nói. “Để đến được đây không phải một điều đơn giản. Đây là cả một quyết định lớn”.
Theo lời bà Yael, trong suốt 2 năm, Eimy đã bị trầm cảm, cô không chịu đi học và không muốn ra khỏi nhà. Cả gia đình đã quyết định rời Tel Aviv và dọn đến một thị trấn nhỏ cách đó 20 dặm để Eimy có thể dễ dàng bắt đầu quá trình chuyển giới của mình, bắt đầu một cuộc sống mới, bên những người bạn mới. Giờ đây khi đã là một cô gái trẻ trung, thon thả và tràn đầy tự tin, Eimy làm việc bán thời gian tại một bệnh viện và theo đuổi ước mơ trở thành một ca sĩ nhạc cổ điển. “Nếu con tôi hạnh phúc, tôi cũng hạnh phúc”, bà Yael nói.
Cha của Eimy, Beny, người làm nghề buôn bán và sửa chữa thảm, cho biết 33.000 USD cho chuyến đi vừa rồi là cái giá rất nhỏ so với niềm hạnh phúc và sự khoẻ mạnh của con gái ông, đứa trẻ đã phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cần tình yêu thương cũng như sự hỗ trợ từ gia đình.
“Tôi có được ngày hôm nay là nhờ gia đình tôi,” Eimy nói. “Tất cả bạn bè đều ủng hộ tôi. Luôn có những người không sẵn lòng ủng hộ những người như chúng tôi - như tôi - những người cần phải chuyển đổi cơ thể cho phù hợp với cảm nhận giới tính của mình. Thế giới cần cởi mở hơn và hiểu hơn về cuộc sống của chúng tôi”.
Yamaha Janus từ lâu đã ghi dấu ấn là dòng xe tay ga thân thiện với giới trẻ nhờ thiết kế trẻ trung, tiết kiệm nhiên liệu và giá cả hợp lý. Với tinh thần không ngừng đổi mới và lắng nghe phản hồi từ khách hàng, Yamaha vừa chính thức ra mắt Yamaha Janus phiên bản mới 2024 với những cải tiến mới đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Nhưng liệu những thay đổi này có thật sự đáp ứng được mong đợi của khách hàng trẻ tuổi ngày nay?
Ở tập 13 Đảo Thiên Đường, Lee Hooyeon đã có buổi hẹn hò đáng nhớ với Wukong tại Fitness Center thuộc New World Phu Quoc Resort. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong hành trình của cô khi tham gia Đảo Thiên Đường. Bởi vì, khi nhận ra tình cảm của Minuk dành cho Khánh Linh, Hooyeon đã quyết định “buông bỏ” và mở lòng mình, chủ động hơn với Wukong.