Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần, lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!'

Phụ nữ trên khắp Afghanistan đang sống trong lo sợ, về một ngày ngôi nhà của họ sẽ vang lên tiếng gõ cửa giống như Najia từng nghe thấy vào tháng trước.

Najia đang ở nhà cùng với 3 cậu con trai và 1 cô con gái tại một ngôi làng nhỏ phía bắc Afghanistan thì các binh sĩ Taliban gõ cửa nhà cô.

Con gái lớn của Najia là Manizha đã 25 tuổi. Cô biết họ sẽ đến, vì cô nghe mẹ kể rằng 3 ngày trước đó họ đã làm những điều y hệt vậy, yêu cầu mẹ cô phải nấu ăn cho 15 binh sĩ. 

Manizha kể lại: "Mẹ tôi bảo là 'nhà tôi nghèo lắm, làm sao tôi có thể nấu đủ được cho các anh (Taliban) ăn được?'. Thế là chúng bắt đầu đánh mẹ. Khi mẹ tôi gục xuống, chúng chĩa súng vào mẹ tôi và bắn – đó là những khẩu AK47”.

Khi tận mắt chứng kiến cảnh mẹ mình bị đánh đập dã man, Manizha đã gào khóc, cầu xin lũ người đó dừng lại. Chúng dừng lại thật, nhưng chỉ để ném một quả lựu đạn sang phòng bên cạnh rồi bỏ chạy trước khi ngọn lửa lan rộng. Mẹ cô, bà Najia, người mẹ của 4 đứa con, đã bị đánh tới chết. 

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 1

Vụ tấn công chết người xảy ra vào hôm 12/7 tại nhà của Najia ở tỉnh Faryab chỉ là một ví dụ nhỏ về mối đe dọa mà phụ nữ trên khắp Afghanistan đang phải hứng chịu sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát thủ đô Kabul. Najia và Manizha là 2 cái tên giả mà CNN sử dụng để bảo vệ danh tính và sự an toàn cho nạn nhân còn sống sót.

Chỉ trong 10 ngày ngắn ngủi, Taliban đã chiếm được hàng chục thủ phủ tại các tỉnh sau khi quân đội Mỹ và đồng minh rút lui khỏi Afghanistan. Phải nói rằng, tốc độ tiến công của Taliban khiến người dân mất cảnh giác. 

Một số phụ nữ cho biết họ thậm chí còn không đủ thời gian để mua một chiếc burqa (khăn choàng của người Hồi giáo), vì Taliban yêu cầu phụ nữ phải che mặt và được tháp tùng bởi người thân là nam giới mỗi khi họ ra khỏi nhà.

Đối với phụ nữ Afghanistan, tấm khăn ấy thể hiện sự mất mát tàn khốc về quyền lợi mà họ có được suốt 20 năm qua - quyền được làm việc, học tập, tự do di chuyển và quyền được sống trong hòa bình – những thứ mà họ lo sợ rằng sẽ không bao giờ lấy lại được nữa.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 2
Các nhân viên tại một thẩm mỹ viện đang gỡ những bức ảnh phụ nữ ra khỏi tường ở Kabul vào hôm 15/8. 

Vực sâu của sự nghi ngờ

Lần gần nhất Taliban thống trị Afghanistan là giai đoạn năm 1996 – 2001, khi đó họ đã đóng cửa trường học dành cho cho nữ sinh và cấm phụ nữ đi làm. Sau khi Mỹ can thiệp vào năm 2001, các hạn chế đối với phụ nữ đã giảm bớt. 

Ngay cả khi chiến tranh bùng nổ thì những cam kết cải thiện quyền phụ nữ vẫn được hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ, từ đó góp phần tạo ra những điều luật pháp lý mới. Năm 2009, hiếp dâm, cưỡng bức, ép buộc phụ nữ kết hôn và ngăn cản nữ giới làm việc, học tập đều được coi là hành vi bất hợp pháp. 

Lần này, sau khi nắm quyền kiểm soát Kabul, Taliban hứa hẹn sẽ “thành lập một nhà nước Hồi giáo đổi mới ở Afghanistan”. Tuy nhiên, chưa rõ chúng sẽ thực hiện theo hình thức nào và ban lãnh đạo mới có bao gồm phụ nữ hay không.

Farzana Kochai – cựu thành viên của quốc hội Afghanistan – nói rằng cô không biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. "Chưa có bất kỳ thông báo rõ ràng nào về cơ cấu chính quyền trong tương lai. Liệu chúng ta có một quốc hội trong chính phủ mới này hay không?".

Bên cạnh đó, cô cũng lo lắng về quyền tự do trong tương lai của mình với tư cách là một người phụ nữ. "Đây là điều khiến tôi quan tâm nhất. Có lẽ người phụ nữ nào cũng đang nghĩ về điều này. Chúng tôi muốn biết liệu phụ nữ có được phép làm việc hay không?”, Kochai nói.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 3
Phụ nữ tụ tập bên ngoài văn phòng Liên hợp quốc ở Kabul để tìm kiếm sự giúp đỡ vào tháng 1/1999.

Phát ngôn viên của Taliban - Suhail Shaheen cho biết vào hôm 16/8, dưới thời Taliban nắm quyền, trẻ em gái vẫn sẽ được đi học. "Trường học sẽ mở cửa, trẻ em gái và phụ nữ đều được đến trường với tư cách học sinh, giáo viên”, ông nói.

Tuy nhiên, những câu chuyện từ người dân địa phương lại vẽ nên một bức tranh khác – bức tranh về vực sâu của sự nghi ngờ - bởi lẽ Taliban đã đánh mất niềm tin dành cho người dân kể từ lần cai trị cách đây 20 năm. 

Vào tháng 7, Ủy ban Nhân quyền Độc lập Afghanistan cho biết, tại các khu vực do Taliban kiểm soát, phụ nữ đã nhận được lệnh không tham gia các dịch vụ y tế mà không có giám hộ là nam giới. TV bị cấm, giáo viên và học sinh được yêu cầu đội khăn xếp và phải nuôi râu. 

Các học giả tôn giáo, quan chức chính phủ, nhà báo, nhà bảo vệ nhân quyền và phụ nữ đã trở thành nạn nhân của những vụ giết người có chủ đích, ủy ban cho biết. Một trong số họ là thanh niên Mina Khairi (23 tuổi), cô thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe hồi tháng 6. Và trong lần cai trị cách đây 20 năm, phụ nữ bất tuân đều sẽ bị đánh đập.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 4
Con gái của Najia cho biết, các chiến binh Taliban đã ném một quả lựu đạn vào trong nhà của họ.

Về cái chết của Najia, Taliban phủ nhận việc gây án nhưng lời nói của họ mâu thuẫn với các nhân chứng và quan chức địa phương. Ngôi làng mà Najia ở có rất nhiều quả phụ có chồng là tử sĩ Afghanistan. Họ kiếm sống bằng việc bán sữa tươi, nhưng quân Taliban không cho phép điều đó. 

Chúng tôi không có đàn ông trong nhà thì chúng tôi biết phải làm gì bây giờ? Chúng tôi muốn có trường học, trạm y tế và sự tự do”, một hàng xóm của Najia nói. 

Những chiếc khăn màu ‘tự do’ đắt đỏ

Việc Afghanistan thất thủ quá nhanh, nhanh đến mức nhiều người phụ nữ không kịp mua burqa – khăn che mặt theo quy định của Taliban. 

Một người phụ nữ giấu tên cho biết, gia đình của cô chỉ có 1-2 cái burqa và chị em cô cùng mẹ phải dùng chung. “Trong trường hợp xấu nhất, nếu chúng tôi không có burqa, chúng tôi sẽ phải lấy ga trải giường hoặc thứ gì đó để biến nó thành một chiếc khăn quàng cỡ lớn”, cô nói.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 5
Burqa được treo trong một khu chợ ở Kabul vào ngày 31/7. 

Tại Kabul, giá một chiếc burqa đã tăng lên gấp 10 lần khi những người phụ nữ chạy đua để mua nó khi Taliban tràn vào. Một số người thậm chí còn không kịp đến chợ để mua chúng vì các thương nhân cũng vội vàng thu dọn đồ đạc để trở về nhà cho sớm vào ngày 15/8, một người phụ nữ khác cho biết. 

Cô cũng phải dành hàng giờ tại ngân hàng vào ngày hôm đó để cố gắng rút càng nhiều tiền càng tốt để đưa gia đình vượt qua những ngày tháng bấp bênh sắp tới.

Thật sự bất ngờ. Không ai có thể ngờ được việc này lại xảy ra nhanh đến vậy. Thậm chí mọi người còn từng nói với nhau rằng: 'Kabul có thể trụ vững thêm 1 năm hoặc lâu hơn, nhưng hy vọng đã mất. Quân đội chỉ đơn giản là đang bàn giao thành phố cho Taliban”, cô nói.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 6
Kabul dưới thời cai trị của Taliban vào tháng 10/1996. 

Cô lo sợ cho cuộc sống của mình, nhưng cũng lo nghĩ về sự sụp đổ của một chính phủ mà người dân đã đấu tranh hàng thế kỷ để gây dựng, cũng như các quyền tự do dành cho cho phụ nữ Afghanistan.

Họ cứ nhốt những người phụ nữ như tôi trong nhà. Chúng tôi phải đấu tranh hàng năm trời để thoát ra điều đó và giờ lại phải chiến đấu một lần nữa vì những điều tương tự đó ư? Chiến đấu để làm việc, đi tới bệnh viện một mình?”, người phụ nữ chua chát nói.

Không còn giọt nước mắt nào để rơi lệ nữa rồi!

Trong 10 ngày qua, những chiến thắng liên tiếp của Taliban khi chiếm được hàng chục thủ phủ tại các tỉnh thành đã đưa phụ nữ Afghanistan đến gần hơn với quá khứ mà họ rất muốn vứt bỏ.  

Pashtana Durrani, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Learn, một tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục và quyền phụ nữ, cho biết cô đã cạn khô nước mắt vì đất nước của mình.

Tôi đã khóc rất nhiều, không còn giọt nước mắt nào để rơi lệ nữa rồi. Chúng tôi đã để tang cho sự sụp đổ của Afghanistan được một thời gian. Tôi cảm thấy rất đau đớn và đầy tuyệt vọng”, Durran đau xót nói.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 7
Cuộc sống thường nhật ở Kabul năm 1988, một năm trước khi nội chiến nổ ra. 

Durrani cho biết, cô đã nhận được tin nhắn văn bản từ các học sinh, kể cả nam và nữ, họ đều rất tuyệt vọng vì bây giờ chẳng còn gì cả. Cô cũng cho biết Taliban liên tục nói về việc giáo dục cho các bé gái, nhưng họ chưa xác định mục đích của việc này là gì. 

Trong cảnh hỗn loạn tại sân bay Kabul hôm 16/8, nhiều người Afghanistan mang theo nỗi thất vọng về đất nước đã leo lên một cây cầu hàng không để cố gắng lên máy bay rời khỏi đất nước. Thế nhưng, đối với hàng triệu người khác, họ không có lối thoát nào cả. 

Người phụ nữ ở Kabul, người đã dành hàng giờ tại ngân hàng vào 15/8 cho biết, ngay cả khi tìm được chuyến bay để rời khỏi đất nước nhưng cô không có thị thực thì cô cũng không có nơi nào để đi. Lựa chọn duy nhất là ở trong nhà và hy vọng tránh được sự chú ý của Taliban. 

Đi ra ngoài hoặc làm bất cứ điều gì khác biệt có thể đe dọa tới tính mạng của chúng tôi”, cô nói.

'Taliban đã đến gõ cửa 3 lần. Đến lần thứ 4 chúng đánh mẹ tôi đến chết!' Ảnh 8
Phụ nữ và trẻ em chạy đến sân bay quốc tế ở Kabul vào hôm 16/8. 

Phụ nữ trên khắp Afghanistan đang sống trong lo sợ, về một ngày ngôi nhà của họ sẽ vang lên tiếng gõ cửa giống như Najia từng nghe thấy vào tháng trước. Manizha, con cái gái của bà cho biết, từ khi xảy ra vụ việc, cô vẫn chưa quay trở lại căn nhà đó cũng chẳng rời khỏi nơi trú ẩn của mình.  

Taliban không để bất kỳ người phụ nữ nào đi ra ngoài mà không có người thân là nam giới đi cùng. Đàn ông là những người duy nhất được phép ra ngoài. Họ có thể đi làm.

Nếu tôi cần thứ gì đó thì tôi phải làm thế nào để có được nó đây? Đó là một hình phạt. Đó không phải là đạo Hồi. Họ tự gọi mình là người Hồi giáo nhưng việc họ trừng phạt phụ nữ là không đúng”, Manizha phẫn nộ. 

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hà Phương

Được quan tâm

Tin mới nhất