Vòng quanh Thế giới

Số phận thảm khốc của 'chúa sơn lâm': Nhốt trong lồng kín, bị săn bắt làm trò tiêu khiển cho giới nhà giàu

Theo Daily Mail
Chia sẻ

Những con sư tử vừa mới chào đời vài ngày đã phải rời xa mẹ và được con người nuôi lớn. Sau đó, chúng sẽ trở thành vật đi săn cho hội ăn chơi lắm tiền nhiều của.

Thú vui “săn trong hộp kín”: Ngành thương mại béo bở của Nam Phi

Hiện nay, có khoảng 8.000 con sư tử được nuôi nhốt trong 200 trang trại tại Nam Phi, gấp đôi số sư tử sinh trưởng trong môi trường hoang dã. Những chú sư tử này được nuôi với mục đích phục vụ cho các trung tâm săn bắn của giới nhà giàu.

Tính riêng năm 2017 đã có 800 con sư tử bị bắn chết vì thú vui “săn trong hộp kín” này. Tuy nhiên, đây là ngành nghề hợp pháp và mang lại món hời “béo bở” cho Nam Phi.

“Săn sư tử trong hộp kín” là ngành thương mại béo bở của Nam Phi.

Những chú sư tử con vừa mới sinh ra đã bị tách khỏi mẹ và được con người nuôi lớn. Sau đó, chúng được thả vào khu vực có hàng rào sắt bao quanh và trở thành con mồi cho hội thích săn bắn. Xác của những chú sư tử xấu số được gửi tới vùng Đông Á để chế tác thành đồ trang sức, thậm chí là ngâm rượu. Loại rượu này có tên là Tiger Bone Cake, được sử dụng làm thuốc kích dục và giúp xương chắc khỏe.

Nhu cầu về xương sư tử “không có điểm dừng” ở Trung Quốc đang thúc đẩy nghề nuôi sư tử phát triển. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam cũng là những nước thu mua các sản phẩm từ chúa tể sơn lâm.

Rượu Tiger Bone Cake được làm từ xương sư tử.

Theo thống kê của CITE (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp), 2.000 bộ xương sư tử và 2.300 bộ xương không hoàn chỉnh được vận chuyển từ Nam Phi tới Lào trong 6 năm nay (tính từ năm 2015). Hàng tấn bộ phận được đóng gói trong thùng xốp được vận chuyển tới Trung Quốc mà không được kê khai.

Cuộc sống “lồng kính” 

Thú vui “săn trong hộp kín” từ lâu đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi và quá trình nuôi sư tử cho tới lúc bị bắn chết vẫn là bí mật lâu nay chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, cuộc điều tra 4 trang trại nuôi sư tử của Daily Mail đã hé lộ phần nào câu chuyện bí ẩn này.

Khi vừa mới sinh, sư tử được tách mẹ và nuôi dưỡng bởi con người.

Tại công viên Ukutula, nằm cách thành phố Johannesburg, Nam Phi hơn 2 giờ lái xe, những con sư tử con được đặt nuôi trong giỏ phủ len. Sau khi sinh vài ngày, chúng phải rời xa mẹ.

Lên một tháng tuổi, sư tử phải nô đùa, chụp ảnh với khách vài tiếng mỗi ngày. Khi lớn hơn một chút, chúng sẽ trở thành tú tiêu khiển cho du khách. Du khách sẽ đóng cầm gậy, khám phá khu rừng rậm và đối mặt với những con sư tử. Nếu vượt qua được thử thách, họ sẽ được chứng nhận “dũng cảm”.

Không con sư tử nào chạy trốn vì chúng biết rằng chỉ ở đây, chúng mới được ăn.

Một hướng dẫn viên của khu bảo tồn nói rằng, sự cạnh tranh trong môi trường tự nhiên khiến miếng mồi đi săn có thể mất bất cứ lúc nào. Còn ở đây, chúng sẽ được cho ăn. Nhưng để có thức ăn, chúng chỉ có thể sống trong khu vực có hàng rào sắt bao quanh, khôn thể trốn ra ngoài.

Khi được 3 - 4 tuổi, sư tử có bờm và thành con mồi của những gã “thợ săn”. Trước khi trở thành thú tiêu khiển, nhiều trung tâm đã thả sư tử ra ngoài tự nhiên trước đó một tuần rồi mới nhốt lại vào khu vực săn bắn. Tuy nhiên trên thực tế, khi đã quen với tiếng người và tiếng còi xe, chúng sẽ tiến lại gần mà không hề cảnh giác. Thợ săn nhờ đó dễ dàng nã đạn hơn.

Thợ săn sẽ được cầm xương sọ và da sư tử về.

Chi phí cho mỗi lần đi săn là 13.000 bảng Anh (khoảng 400 triệu đồng). Sau khi giết được chúa sơn lâm, thợ săn được cầm xương sọ và da của chúng về nhà. Phần xác còn lại như thịt, xương sẽ được bán cho lái buôn từ châu Á với giá 50.000 bảng Anh (khoảng 1,4 tỷ đồng) của thị trường chợ đen.

Clayton Fletcher, một thợ săn chuyên nghiệp đồng thời là chủ trại nuôi sư tử, biện minh cho ngành thương mại tàn nhẫn này: “Giá trị duy nhất của sư tử là bị săn bắt. Nếu không, các trang trại sẽ không nhân giống sư tử nữa. Lúc đó, loài này sẽ tuyệt chủng. Cách duy nhất để bảo vệ một loài là hãy để nó có giá trị tồn tại và rất tiếc cách duy nhất chính là biến chúng trở thành vật săn bắt”.

Ông Fletcher cũng nói thêm: “Chúng tôi săn sư tử hợp pháp và thông báo cho cơ quan bảo tồn thiên nhiên về việc bán xương sư tử. Để đưa một con sư tử ra ngoài, chúng tôi cần tới 7 - 8 giấy phép. Và khi xác của chúng rời khỏi đất nước này, điều đó đồng nghĩa với việc chúng tôi đã giải thoát được một con sư tử đang mắc kẹt trong môi trường tự nhiên”.

Chia sẻ

Theo

Daily Mail

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất