Vòng quanh Thế giới

Kỳ bí nơi có bầu trời tối đen u ám ngay giữa ban ngày

Theo Odditycentral
Chia sẻ

Với người ở nơi khác, thức giấc vào ban ngày và phát hiện bầu trời tối đen có lẽ sẽ khiến họ phát hoảng. Song, với người dân thị trấn Verkhoyansk ở Siberia, hiện tượng kỳ bí này chẳng phải là điều xa lạ gì.

Người dân Verkhoyansk đã “sống chung với lũ” từ năm ngoái.

Thông thường, vào thời điểm này trong năm, bình minh sẽ ló rạng lúc 4h sáng tại Verkhoyansk. Nhưng ngày 9/8 vừa qua, cư dân xứ này đợi mãi đến 8h mà vẫn chưa thấy chút dấu hiệu nào của ánh sáng. Họ chỉ nhìn thấy một dải ánh sáng màu vàng nhạt kỳ lạ vắt ngang bầu trời u ám như lúc vào đêm.

May thay, hiện tượng kỳ bí này không khiến họ kinh hoảng, bởi những cư dân Verkhoyansk và vùng Yakutia đã từng trải qua sự việc tương tự vào tháng 7 năm ngoái. Có người thậm chí còn thắc mắc liệu hiện tượng này có trở thành truyền thống trong khu vực hay không: “Cứ đến tháng 7 - 8 thì chúng ta lại phải chịu cảnh khuất bóng mặt trời như vậy à? Đúng là kỳ lạ”.

Cư dân ở Verkhoyansk và các khu vực khác thuộc Yakutia cũng gặp cảnh tượng này.

Dù chưa thể đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân của hiện tượng này, song các chuyên gia nghiên cứu thời tiết cho rằng bí ẩn này có liên quan mật thiết đến nạn cháy rừng dữ dội khắp Siberia khi trước. Lượng carbon monoxide khổng lồ bị giải phóng trong vụ cháy có thể đã hình thành những “đám mây” dày đặc che khuất ánh sáng mặt trời.

Liệu nó có liên quan đến nạn cháy rừng ở Siberia không?

Yevgeny Tishkovets từ Trung tâm dự báo thời tiết Fobos cho biết: “Tình huống này khá giống với quá trình mây tạo ra mưa. Những đám mây che phủ dày đặc được khói bụi và tro từ đám cháy, cũng như lượng nước ngưng đọng hỗ trợ tạo nên hiện tượng che lấp mặt trời. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là kết luận sơ bộ, chúng ta vẫn cần phân tích chi tiết hơn”.

Thêm những hình ảnh về cảnh tượng “tối như mực” của bầu trời ban sáng.

Trung tâm dự báo thời tiết Fobos đã ghi nhận nồng độ carbon monoxide cực cao tại khu vực này - 7,19mg/m³, trong khi hàm lượng được cho phép chỉ ở ngưỡng 5mg/m³. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ “khủng” để giúp chúng tạo nên hiện tượng “nhật thực toàn phần” kỳ ảo như trên.

Chia sẻ

Theo

Odditycentral

tag-icon
Tin mới nhất