Vòng quanh Thế giới

Những địa điểm bỏ hoang đẹp đến nao lòng trên khắp thế giới

Theo Bright Side
Chia sẻ

Những địa điểm trước đây từng là nơi đông đúc, nhộn nhịp nay đã thành nơi không người. Tuy nhiên ở đó, cảnh sắc đẹp tựa chốn thần tiên.

Trong thế giới hiện đại, mọi thứ đều diễn ra với guồng quay nhanh chóng. Có những thành phố đang chuyển mình một cách ngoạn mục, trái lại vẫn có những nơi lại đang dần dần rơi vào quên lãng.
Dưới đây là những điểm đến vô cùng ấn tượng nhưng đã bị bỏ hoang vì nhiều lí do, hoàn cảnh khác nhau.

Argentiera, Italy

Argentiera, Italy

Argentiera là một thị trấn khai thác mỏ cũ. Tên gọi của nó bắt nguồn từ “Argento” có nghĩa là “bạc”. Tại đây, bạc lần đầu tiên xuất hiện trong thời La Mã và Phoenicia. 1940 là thời kì thịnh vượng nhất của Argentiera, sau đó nhanh chóng suy tàn vào năm 1963.

Varosha, Cộng hòa Síp

Varosha, Cộng hòa Síp

Đây là một phần của thành phố Famagusta, một địa điểm du lịch nổi tiếng trước khi Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Síp vào năm 1974. Vì những yêu cầu không được giải quyết một cách thích đáng, người dân thị trấn Varosha rủ nhau rời khỏi nơi này. Hội đồng Bảo an 550 xác nhận đây là một thị trấn ma vào năm 1984.

Quinta da Regaleira , Bồ Đào Nha

Quinta da Regaleira , Bồ Đào Nha

Giếng Khai tâm nằm sâu trong lòng đất Quinta da Regaleira, nơi chúng ta có thể nhìn thấy một loạt kiến trúc đồ sộ từ thời xa xưa. Truyền thuyết kể lại rằng, 9 cấp của giếng tượng trưng cho 9 Tầng Địa Ngục. Giếng Khai tâm được cho là nơi diễn ra các nghi lễ sơ khai của hội Tam điểm.

Grytviken, Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich

Grytviken, Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich

Grytviken là trung tâm hành chính của Lãnh thổ Hải ngoại nước Anh. Năm 1904, trạm săn cá voi đầu tiên ở Nam Cực được xây dựng ở đây. Chỉ duy nhất nhà thờ của trạm vẫn duy trì được mục đích ban đầu của nó. Hôn lễ gần nhất diễn ra ở đây vào ngày 18/11/năm 2009.

Oradour-sur-Glane, Pháp

Oradour-sur-Glane, Pháp

Tháng 6/1944, vụ thảm sát của Đức Quốc xã trong Thế chiến II đã phá hủy làng Oradour-sủ-Glane, Pháp. Cuộc tấn công này đã làm 642 người dân địa phương thiệt mạng. Sau chiến tranh, tổng thống Pháp tuyên bố sẽ không khôi phục lại ngôi làng và lấy địa điểm này làm nơi tưởng niệm.

Plymouth, Montserrat

Plymouth, Montserrat

Tháng 7/1995, sau một loạt vụ phun trào núi lửa của đồi Soufriere, dung nham và tro bụi đã bao phủ toàn bộ vùng Nam Montserrat - bao gồm cả Plymouth. Một tháng sau, tro tàn đổ dồn vào Plymouth nơi có 4.000 người dân sinh sống. Đến tháng 12, toàn bộ cư dân đã được di tản đến nơi an toàn.

Spinalonga, Hy Lạp

Spinalonga, Hy Lạp

Năm 1969, Crete đã bị chiếm đóng bởi đế chế Ottoman, Thổ Nhĩ Kỳ. Để đuổi người Thổ Nhĩ Kỳ, người dân đã đưa toàn bộ người mắc bệnh phong đến đó sinh sống. Lo sợ bị nhiễm bệnh, Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải rời đảo. Về sau, khách du lịch đến đây tham quan khá đông nên một phần đảo đã được cải tạo lại.

Spreepark, Đức

Spreepark, Đức

Công viên giải trí Spreepark lần đầu khai trương vào năm 1969 tại Berlin và hoạt động đến hết năm 1989. Vì làm ăn thua lỗ, công viên đã được công ty Spreepark Berlin GmbH mua lại. Sống thoi thóp đến năm 2001, Spreepark chính thức phá sản và dần bị bỏ hoang.

Hashima, Nhật Bản

Hashima, Nhật Bản

Hashima được biết đến với các mỏ than ở độ sâu lên tới 600m. Trong nhiều năm, hòn đảo có diện tích 6,3 ha là nơi có dân số đông nhất Trái Đất, mật độ dân số khoảng 835 người/ha. Năm 1974, tất cả các mỏ than đều đóng cửa và hòn đảo bị bỏ hoang theo đó.

Pripyat, Ukraina

Pripyat, Ucraina

Pripyat được thành lập vào năm 1970, trở thành thành phố khép kín để phục vụ Nhà máy Điện hạt nhân Chernobyl gần đó. Tuy nhiên, tất cả người dân trong thành phố đều di tản sau thảm họa Chernobyl vào tháng 4/1986. Vì mức độ bức xạ đã giảm, Priyat hiện nay là thành phố khá an toàn để đến thăm quan.

Chia sẻ

Theo

Bright Side

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất