Vòng quanh Thế giới

Những câu hỏi còn bỏ ngỏ về vaccine COVID-19

Theo VTV
Chia sẻ

Các nhà nghiên cứu trên toàn cầu vẫn đang tìm câu trả lời về tỷ lệ tái nhiễm và hội chứng hậu tiêm chủng vaccine COVID-19.

Những liều vaccine COVID-19 đầu tiên đã về tới Việt Nam trong sáng 24/2. Vui mừng. Đây chắc chắn là cảm xúc lúc này của nhiều người, khi cuối cùng, viễn cảnh về một cuộc sống bình thường mới đã trở nên tươi sáng hơn với một vũ khí nữa phòng chống COVID-19.

Việt Nam dự kiến triển khai tiêm chủng gần 5 triệu liều vaccine trong quý I/2021. Tuy nhiên, lời giải cho câu hỏi liệu 5 triệu tấm vé này có thể đưa cuộc sống bình thường trước đây trở về hay không vẫn đang được bỏ ngỏ.

Cần lưu ý điều gì sau khi được tiêm chủng?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC, hai liều vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna cho hiệu quả tới hơn 94%. Cơ thể thường sẽ mất vài tuần để xây dựng hệ thống miễn dịch sau khi nhận mũi tiêm thứ hai.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ CDC, hai liều vaccine của Pfizer-BioNTech và Moderna cho hiệu quả tới hơn 94% (Nguồn: Reuters)

Theo Tiến sĩ William Schaffner, Giáo sư về Y tế dự phòng và Bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế, Đại học Vanderbilt, một liều vaccine COVID-19 chỉ cho hiệu quả phòng ngừa 50%-60%. "Một mũi tiêm vaccine có thể giúp bạn yên tâm hơn, nhưng mọi biện pháp giãn cách an toàn vẫn phải được tuân thủ".

Tiến sĩ Michael Merson, Giáo sư sức khỏe toàn cầu tại Đại học Duke cho biết "Hai liều vaccine sẽ cho khả năng miễn dịch cao hơn". Vậy khi cơ thể đã có khả năng miễn dịch với virus SARS-CoV-2, người tiêm chủng cần lưu ý điều gì?

Câu trả lời là bạn vẫn cần đeo khẩu trang và tuân thủ các biện pháp an toàn về giãn cách, đặc biệt là trong những ngày đầu tiêm chủng. Theo Tiến sĩ William Schaffner, điều này là rất cần thiết, nhất là khi biến chủng của virus SARS-CoV-2 đang được ghi nhận ở nhiều quốc gia.

Người dân Mỹ tiêm phòng vaccine COVID-19 (Nguồn: Reuters)

"Việc trở lại cuộc sống bình thường mới sẽ diễn ra dần dần. Nó không đơn thuần chỉ là mở và đóng một cuốn sách. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng diện rộng và khả năng miễn dịch của người dân" - Tiến sĩ Michael Merson nói. "Ngay cả khi bạn đã tiêm chủng, bạn vẫn có khả năng tái nhiễm, nhưng ở mức độ nhẹ hơn".

Vẫn còn nhiều điều chưa được làm rõ

Hiện nay, vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech và Moderna chỉ cho hiệu quả khoảng 95%. Với 5% còn lại, bạn vẫn có thể mắc bệnh. Hơn nữa, các thử nghiệm lâm sàng hiện nay chỉ có thể kết luận về khả năng tránh tử vong của vaccine. 

Rất khó để đưa ra câu trả lời về khả năng tái nhiễm virus SARS-CoV-2 và khả năng truyền bệnh sang người khác của những người được tiêm chủng. "Chúng tôi chưa biết vaccine có thể ngăn chặn sự lây lan của virus đến đâu".

Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm câu trả lời về phần trăm tái nhiễm và hội chứng hậu tiêm chủng. Để làm rõ điều này, một nghiên cứu của Đại học Washington với 177 người mắc COVID-19 đã được thực hiện trong vòng 9 tháng qua – khoảng thời gian theo dõi tình trạng bệnh lâu nhất từ trước đến nay. Đáng chú ý, nhóm này gồm 150 bệnh nhân điều trị ngoại trú, mắc bệnh nhẹ và không phải nhập viện.

 

Chia sẻ

Bài viết

Theo VTV

Tin mới nhất