Vòng quanh Thế giới

Người gốc Việt ở Úc bị nhổ nước bọt, kỳ thị giữa dịch COVID-19

Theo SCMP
Chia sẻ

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hàng trăm cư dân gốc Á trên khắp nước Úc đã báo các vụ việc liên quan tới phân biệt chủng tộc, bao gồm bị tấn công bằng lời nói và thể xác. Và mới đây là vụ việc hai chị em người Úc gốc Việt bị xúc phạm giữa đường đang gây bức xúc.

Sau khi bị một phụ nữ da trắng phân biệt chủng tộc tấn công tại nơi ở vào cuối tháng 3, phải mất vài tuần hai chị em người Úc gốc Việt Rosa và Sophie mới cảm thấy thoải mái khi băng qua đường.

Trước đó, hai chị em chờ qua đường Petersham ở ngoại ô Marrickville thì hai thiếu niên da trắng người Úc lao vào tấn công, xúc phạm bằng những từ ngữ khiếm nhã. Một người dùng dao đe dọa và định đá Rosa và Sophie trước khi nhổ nước bọt vào mắt và mặt Rosa.

“Nhổ nước bọt vào người còn tệ hơn cả bị đánh”, Rosa nhắc tới cách virus corona có thể lây lan qua các giọt bắn.

Rosa và Sophie là nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc ở Úc.

Cô đã đến bác sĩ để xét nghiệm, không chỉ COVID-19 mà còn cả HIV, viêm gan B và C.

Với việc cảnh sát bắt đầu hành động nhanh chóng và thông qua sự trợ giúp của mạng xã hội, kẻ tấn công đã được xác định và bị cáo buộc 6 tội bao gồm tấn công và sử dụng ngôn từ không đứng đắn.

Tôi rất thất vọng. Làm thế nào mà chúng ta sống ở một quốc gia thuộc thế giới thứ nhất, nơi đa văn hóa được tôn vinh mà điều này vẫn xảy ra ngay cả lúc này, vào năm 2020?“, Rosa hỏi. “Bạn kỳ vọng rằng mọi người đã thay đổi quan điểm nhưng rõ ràng vẫn còn những người cuồng tín và phân biệt chủng tộc”.

Sophie nói thêm: “Khi nhiều người coi tất cả người châu Á là ‘người Trung Quốc’… họ thậm chí không cho rằng người châu Á chưa chắc đã là người Trung Quốc, và đó chính là phân biệt chủng tộc”.

Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, hàng trăm cư dân gốc Á trên khắp nước Úc đã báo các vụ việc liên quan tới phân biệt chủng tộc, bao gồm bị tấn công bằng lời nói và thể xác, theo Ủy ban Nhân quyền Úc và Liên minh người Australia gốc Á.

Ủy ban nói rằng các khiếu nại theo Đạo luật phân biệt chủng tộc đã đạt mức cao nhất trong 12 tháng vào tháng 2. Cơ quan này cho biết, 1/3 các khiếu nại về phân biệt chủng tộc kể từ đầu tháng 2 có liên quan tới COVID-19 mặc dù không nêu rõ bản chất của các cuộc tấn công.

Những người chia sẻ câu chuyện của họ một cách công khai hoặc trên mạng xã hội đã nói về việc họ bị tổn thương khi trở thành mục tiêu và cảm thấy sợ hãi khi ở nơi công cộng, nơi họ phải chịu hành vi phân biệt đối xử.

Luật sư Greg Barns SC, phát ngôn viên của Liên đoàn Luật sư Úc, cho hay những nỗi sợ hãi và sang chấn này cho thấy quyền tự do và quyền lợi của nạn nhân đã bị vi phạm.

Tổng thư ký LHQ António Guterres đã nói rằng ngôn từ kích động thù địch và bài ngoại xuất hiện trên khắp thế giới cho thấy đại dịch COVID-19, bên cạnh tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và khủng hoảng kinh tế và xã hội, đang biến thành cuộc khủng hoảng nhân quyền.

Úc, nơi số người gốc châu Á chiếm khoảng 13 đến 14% trong tổng số 25,7 triệu dân, không có luật nhân quyền ở cấp liên bang để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc. Điều này không giống như Mỹ, Canada, New Zealand, Anh và các nước châu Âu khác, nơi luật pháp coi những kẻ phạm tội phân biệt chủng tộc là tội phạm.

Quốc gia Singapore đa chủng tộc và tôn giáo cũng có luật cứng rắn để đối phó với hành vi phân biệt chủng tộc, sử dụng Đạo luật chống nổi loạn đối với những người được coi là đã thúc đẩy căng thẳng giữa những người thuộc chủng tộc khác nhau.

Thay vào đó, những người ở Úc là nạn nhân của phân biệt chủng tộc chỉ có thể được xin lỗi và bồi thường theo luật tiểu bang và khu vực.

Hần như tất cả các tiểu bang và khu vực – chứ không phải ở cấp quốc gia – có một số luật khiến hành động như phỉ báng người khác cũng được kết thành tội hình sự, nhưng điều này hiếm khi được áp dụng, luật sư Barns nói. Ví dụ, ở Tây Úc, có thể áp dụng hình phạt lên tới 14 năm tù đối với những người phạm tội phỉ báng người khác.

Theo luật sư Barns, đưa ra luật là việc làm quan trọng của chính phủ Úc và các cơ quan thực thi pháp luật trong nỗ lực ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc.

Một nạn nhân khác của nạn phân biệt chủng tộc, là giáo viên lái xe người Úc gốc Hoa Tim Usman. Anh đồng ý với quan điểm của luật sư Barns. “Phải có một luật riêng về phân biệt chủng tộc vì mọi thứ đang trở nên tệ hơn nhiều”, Usman nói. “Hầu hết mọi người đều tốt nhưng phân biệt chủng tộc phải được coi là một tội phạm hình sự như tất cả các tội phạm khác, nếu không người ta sẽ dễ thoát tội”.

Usman kể lại câu chuyện của chính mình khi đang dừng xe ở một nút giao thông hồi tháng trước. Xe của anh chở một sinh viên Trung Quốc. Một người đàn ông Úc ở xe liền kề đã thò đầu ra khỏi xe và hét lên: “Các người là những kẻ lây lan virus Trung Quốc”.

Barns, giới chức và các nhóm hỗ trợ khác nhau trên khắp nước Úc hiện đang kêu gọi một chiến dịch chống phân biệt chủng tộc. Đã có một vài chiến dịch như vậy ở Úc, chiến dịch gần đây nhất là “Phân biệt chủng tộc. Hãy cùng tôi ngừng điều này lại” bắt đầu năm 2012 nhưng đã kết thúc vào năm 2018.

Chia sẻ

Theo

SCMP

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất