Vòng quanh Thế giới

Người châu Á mặc trang phục gì trong dịp lễ, Tết?

Minh Phương
Chia sẻ

Vào các dịp lễ, Tết quan trọng trong năm, trang phục truyền thống vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu của phái đẹp cũng như đấng mày râu bời nó vừa mang mẻ đẹp truyền thống, vừa thanh lịch, tao nhã. Hãy cùng điểm qua một số bộ đồ truyền thống nổi bật của một số nước châu Á.

1. Hàn Quốc - Hanbok

Hanbok chính là quốc phục của đất nước Hàn Quốc. Bộ trang phục này có màu sắc sặc sỡ rất đặc trưng, các đường kẻ đơn giản và không có túi.

Hanbok gồm hai loại dành cho nữ và nam. Hanbok của phụ nữ gồm jeogori (áo khoác ngoài) và chima (váy dài). Hanbok cho nam giới cùng có jeogori và baji (quần ống rộng có túi).

Hanbok dành cho nam.

Hanbok dành cho phụ nữ.

Hanbok thường được mặc vào những ngày lễ truyền thống và những dịp đặc biệt. Hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra những chính sách khuyến khích giới trẻ mặc Hanbok nhiều hơn nữa để bộ trang phục này có thể giữ được nguyên vẹn giá trị.

2. Nhật Bản - Kimono

Kimono không chỉ là một bộ trang phục truyền thống mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế.

Kimono chính là trang phục chuyền thống của đất nước mặt trời mọc, gồm 4 mảnh chính: hai mảnh làm nên thân áo, hai mảnh làm thành tay áo, còn các mảnh nhỏ làm nên cổ áo và miếng lót hẹp.

Ngày nay, Kimono thường được mặc vào các dịp đặc biệt. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu sắc phong phú và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng Kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo. Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn và màu tối hơn.

Hiện này, bộ đồ truyền thống này được các Geisha sử dụng thường xuyên như một cách để giữ gìn nền văn hóa truyền thống lâu đời của Nhật Bản.

Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Nó đã trở thành một xu hướng thời trang lớn trên thế giới. Áo choàng tắm chính là một trong những sáng tạo từ Kimono.

3. Trung Quốc - Sườn xám

Sườn xám mang lại cho người mặc sự thướt tha, thanh thoát.

Sườn xám (hay còn gọi Xường xám) là trang phục truyền thống của các thiếu nữ người Mãn (thời nhà Thanh) và cũng được coi là một trong những trang phục truyền thống điển hình của Trung Quốc.

Sườn xám có cổ cao tròn ôm sát, ống tay hẹp, bốn mặt vạt áo đều xẻ, có khuy nối các vạt lại với nhau, kèm theo thắt đai lưng. Chất liệu vải thường là các loại da thuộc. Nam giới mặc Changshan, nữ mặc Qipao. Đặc biệt, mặt trước của bộ sườn xám còn được thêu hay in những họa tiết mang đậm nét truyền thống của đất nước Trung Quốc như các loại hoa văn, họa tiết xoắn ốc, chim công… tùy từng thiết kế.

Sườn xám góp phần làm tôn dáng người phụ nữ với phần trên ôm sát, kín đáo còn phần dưới xẻ tà đến ngang đùi tạo vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng.

4. Philippine - Barong

Barong của nam được may khá giản dị với loại vải mềm, nhẹ.

Trái lại trang phục của nữ được may bằng loại vải cứng hơn và màu sắc hơn.

Barong là trang phục truyền thống phổ biến nhất ở quốc gia vạn đảo.

Barong của nam gồm áo sơ mi tay dài, làm từ chất liệu nhẹ, mềm, không thắt cà vạt. Áo được may khá đơn giản với ống tay dài rộng, hai bên sườn có xẻ một chút, độ dài của chiếc áo đến phần đùi của người mặc. Barong thường được may kiểu cách bởi các họa tiết hình họa miêu tả thiên nhiên và nguồn năng lượng mặt trời.

Áo Barong của nữ được may đến nửa người với chất liệu vải cứng hơn, cánh tay được thiết kế theo hình cánh bướm. Phần chân váy bên dưới gần chạm gót chân người mặc với chất liệu vải thô, cứng để tạo tạo độ xòe. Chân váy được thiết kế với hoa văn nhiều màu sắc kết hợp với áo Barong trắng thuần khiết tạo cảm giác nữ tính, điệu đà cho người mặc.

5. Thái Lan - Phasin

Bộ Phasin cung đình.

Trang phục truyền thống của Thái Lan - Phasin được chia làm hai dạng: trang phục cung đình và trang phục bình dân.

Bộ trang phục này gồm hai hay ba mảnh vải, may thành hình ống được quấn quanh lưng và gấp mép. Khi mặc có đeo thêm cái túi bằng vải để đựng đồ dùng cá nhân.

Đặc điểm cơ bản của trang phục truyền thống của người Thái là không may bó sát người khoe đường cong cơ thể. Chúng được may khá thoải mái, màu sắc đa dạng vừa đem lại sự dễ chịu khi mặc vừa tạo nên nét thanh lịch duyên dáng.

Phasin thường có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo mỗi vùng hay mỗi nhóm sắc tộc.

6. Lào - Sinh và Salong

Trang phục truyền thống của Lào phần nào phản ánh được phong thục, tập quán cũng như lối sinh hoạt của họ.

Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, nó phản ánh phong thục, tập quán của người Lào. Sinh dành cho nữ giới và Salong dành cho nam giới.

Sinh là một chiếc váy ống được là bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và được thêu ren tinh xảo. Một chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở phần chân váy. Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh - phần chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu và Thiếc sinh - đường viền dưới chân được dệt công phu có khi được trang trí bằng vàng.

Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như Tết, đám cưới, lễ hội. Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.

7. Myanmar - Longchy và Thummy

Trang phục truyền thống của Myanmar được người dân sử dụng mỗi ngày.

Myanmar có trang phục riêng cho nam và nữ.

Trang phục truyền thống của nam giới là Longchy (là một loại quần và rông may kín quần vào chín giữa) kết hợp hài hòa với áo sơ mi hoặc áo Taipon (áo truyền thống).

Còn trang phục dành cho nữ giới là Thummy, gần giống với váy Lào hoặc Thái. Longchy và Thummy khá đơn giản, đều gồm miếng vải trơn hoặc caro khoảng 2m dành cho nam và loại vải màu sắc, hoa văn dành cho nữ. Cả nam và nữ khi mặc trang phục truyền thống đều đi dép Lào.

Khác với nhiều quốc gia khác, người dân Lào không chỉ mặc trang phục truyền thống vào dịp lễ, Tết mà sử dụng chúng như trang phục thường ngày.

8. Campuchia - Sampot

Trang phục truyền thống của Campuchia có nhiều nét tương đồng với trang phục của Lào và Thái Lan, thường được mặc trong những dịp lễ tết quan trọng.

Trang phục truyền thống của Campuchia có nhiều nét tương đồng với trang phục của Lào và Thái Lan.

Sampot thường là một miếng vải dài khoảng 3 mét, rộng một mét, được quấn xung quanh thắt lưng. Người mặc sẽ khéo léo sắp xếp lại và kết bằng một nút thắt, sau đó được kéo lên giữa hai chân rồi cố định bởi một thắt lưng bằng kim loại. Sampot gần giống với một chiếc quần hơn là váy.

Sampot thường được làm từ lụa mềm mại kết hợp kỹ thuật dệt tinh xảo tạo ra mảnh vải nhiều hoa văn tinh tế.

Người Campuchia thường mặc Sampot vào những dịp lễ đặc biệt như chào đón năm mới, cưới hỏi, ma chay.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Phương

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất