Vòng quanh Thế giới

Một dàn nhạc được chỉ hủy bởi nhạc trưởng Robot

Thảo Dương
Chia sẻ

Giọng ca tenor nổi tiếng người Ý, Andrea Bocelli, vốn rất nổi tiếng khi biểu diễn tại nhà hát Tuscan, nhưng với lần biểu diễn ngày 12/9 vừa qua, tất cả sự chú ý của khán giả đều tập trung vào vị “nhạc trưởng” đặc biệt bên cạnh ông – nhạc trưởng robot YuMi.

Robot YuMi đang chỉ huy tiết mục của giọng ca tenor Andrea Bocelli và dàn nhạc The Lucca Phiharmonic tại Teatro Verdi Pisa.

Buổi hòa nhạc diễn ra ở trung tâm thành phố Pisa là buổi hòa nhạc đầu tiên trên thế giới với sự tham gia của một chú robot với vai trò là một nhạc trưởng chỉ huy cả dàn nhạc và một nghệ sĩ tenor nổi tiếng nước Ý tại đêm chung kết Liên hoan Robot Quốc tế lần I.

Cùng xem Robot Yumi chỉ huy một dàn nhạc sẽ như thế nào.

YuMi đã di chuyển chiếc đũa chỉ huy bằng một tay để đưa vở opera La Donna E 'Mobile (Cô gái Fickle) lên đến đỉnh cao. Tuy nhiên, những người yêu nhạc cũng cần phải biết: YuMi chỉ có thể thực hiện các tác phẩm khi đã được lập trình sẵn, không thể ứng biến hoặc tương tác với các nghệ sĩ trên sân khấu.

Andrea Colombini đang tập luyện cùng robot YuMi.

Andrea Colombini, nhà chỉ huy dàn nhạc Philharmonic Lucca, đã biểu diễn cùng Bocelli và Maria Luigia Borsi, nói: “Rất khó đào tạo YuMi giống như một nhạc trưởng bằng xương bằng thịt.”

YuMi, do nhà sản xuất robot hàng đầu ABB (Thụy Sỹ) thiết kế và chế tạo, được dạy để bắt chước các cử chỉ của nhạc trưởng Colombini. Maestro cho biết, hệ thống bên trong YuMi phức tạp hơn chú robot Asimo màu trắng cao 4 foot (1,2 mét) do Honda thiết kế, cũng đã chỉ huy một Dàn nhạc giao hưởng tại thành phố Detroit, Mỹ vào năm 2008.

Ông nói với AFP: “Chúng tôi không nói đến ưu hay nhược điểm của Asimo hay đề cập đến xu hướng dùng robot trong giao hưởng, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến tính ưu việt của YuMi, nó rất linh hoạt, thậm chí tay dơ đũa của nó có thể nhanh như tôi”.

“Chỉ là một cánh tay, không phải là bộ não”

Giọng ca tenor Andrea Bocelli đang biểu diễn dưới sự chỉ huy của YuMi.

Thoạt nhìn, nó không phải là một robot thân thiện và gây được thiện cảm với người xem, chính Colombini cũng thừa nhận điều đó. Ông nói thêm: “Huấn luyện YuMi để thực hiện 6 phút chơi nhạc, phải ngốn mất 17 giờ làm việc”.

Có một điều, các nhạc sĩ và khán giả cẩn thận theo dõi từng hành động và cử chỉ của YuMi trong suốt aria (một bài opera mẫu mực), nhưng họ nhận ra được việc thiếu cảm xúc và ánh nhìn của robot tới cả dàn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn, điều đó cũng là một nhược điểm khi dùng “trí tuệ nhân tạo” trong nghệ thuật.

Hình ảnh trực diện của robot YuMi.

“Không có cách nào có thể thay thế cảm xúc của một vị nhạc trưởng thật, bởi vì một robot không có linh hồn, không có trái tim. Nó chỉ là một cánh tay, không phải là bộ não”, Colombini nói.

Khi một nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc trên sân khấu, anh ta phải sử dụng toàn bộ cơ thể của mình để tạo cảm xúc, thậm chí là từ ánh nhìn vào các nghệ sĩ, chứ không đơn thuần chỉ là việc di chuyển chiếc đũa chỉ huy, đó là sự khác biệt.

Chia sẻ

Bài viết

Thảo Dương

Tin mới nhất