Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Mặt Trăng đang ngày càng co lại 'như trái nho khô'

Hôm 13/5, các nhà khoa học đã công bố một phát hiện gây chấn động rằng Mặt Trăng của chúng ta đang ngày càng co lại và tạo ra những trận động đất quy mô lớn.

mặt trăng tròn.

Mặt Trăng thân yêu của chúng ta không hề yên bình như chúng ta nghĩ.

Tuy nhiên, nhà địa chất học Nicholas Schmerr - đồng tác giả của nghiên cứu trên đã trấn an công chúng rằng đây không phải là một hiện tượng đáng lo ngại.

“Khi mặt trăng lạnh dần, kích thước tổng thể của nó đã giảm đi khoảng 100 mét trong vòng 4,5 tỉ năm qua. Việc này gây nên áp lực trên các mảng kiến tạo địa chất. Nếu chịu quá nhiều sức ép, các mảng kiến tạo địa chất sẽ bị nứt gãy và gây ra các trận động đất trên Mặt trăng”.

“Vì trọng lượng của Mặt Trăng không đổi nên tác động của sự co lại của nó đối với Trái Đất là không đáng kể. Vệ tinh này vẫn sẽ tồn tại và gây ra các trận thủy triều trên hành tinh của chúng ta”, ông Schmerr kết luận.

Mặt trăng vàng.

Qua 4,5 tỉ năm, kích thước của Mặt Trăng đã giảm khoảng 100 mét.

Để phát hiện ra các trận động đất trên Mặt Trăng, các nhà khoa học đã xem xét dữ liệu được thu thập bởi các phi hành gia Apollo từ cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, kết hợp với những thông tin mới gửi về từ tàu Do thám Mặt trăng LRO của NASA.

Qua một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận sau: giống như việc vỏ ngoài của quả nho trở nên nhăn nheo khi bị phơi khô, bề mặt của Mặt Trăng cũng bị biến dạng khi co lại. Điều khác biệt là các lớp địa chất trên bề mặt Mặt Trăng rất dễ gãy. Đây chính là nguyên nhân của những đường nứt gãy xuất hiện trên bề mặt Mặt Trăng.

“Chúng tôi tin rằng các đường nứt gãy này vẫn còn hoạt động và sẽ tiếp tục gây ra động đất khi Mặt Trăng dần lạnh đi và thu nhỏ lại. Một vài trận động đất có thể đạt 5 độ Richter”, dẫn lời ông Thomas Watters, trưởng nhóm nghiên cứu tại Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia trực thuộc Viện Smithsonian.

Nứt gãy trên Mặt Trăng.

Những đường nứt gãy mới được phát hiện trên bề mặt Mặt Trăng.

Điều làm các nhà khoa học ấn tượng là dữ liệu từ chương trình Apollo từ nhiều thập kỷ trước vẫn có ích cho các nghiên cứu ngày nay.

“Chúng ta cần phải trở lại Mặt Trăng. Chúng ta đã biết thêm được nhiều điều từ các nhiệm vụ Apollo, dù cho chúng còn rất sơ khai tại thời điểm đó”, ông Schmerr nói.

“Với một mạng lưới máy đo địa chấn hiện đại, con người có thể hiểu biết sâu sắc về đặc điểm địa chất của Mặt Trăng. Những kiến thức đó sẽ đóng góp không nhỏ cho các chương trình khám phá Mặt Trăng trong tương lai”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết USA Today

Được quan tâm

Tin mới nhất