Vòng quanh Thế giới

Lang thang khắp nơi suốt 8 năm thất lạc, người đàn ông cuối cùng cũng được đoàn tụ gia đình

Bích Ngọc.
Chia sẻ

Một người đàn ông vô gia cư đi lang thang khắp Trung Quốc suốt 8 năm cuối cùng đoàn tụ với gia đình sau khi một chủ nhà hàng tốt bụng đăng video có mặt anh lên mạng xã hội.

Zhu Lei (thứ 2 từ phải sang) đoàn tụ với người thân sau 8 năm. Ảnh: Weibo

Zhu Lei, 28 tuổi, lạc gia đình khi đi làm tại Thượng Hải từ ngày 18/5/2010. Theo Zhu Huanhuan, chị gái của Zhu, em trai bà đã kết hôn và có con 10 tuổi.

Kể từ khi mất liên lạc với gia đình, Zhu đã đi ăn xin và lang thang khắp khu vực miền đông Trung Quốc rồi cuối cùng ở lại thị trấn Huzhen, thành phố Cù Châu, tỉnh Chiết Giang. Nơi này nằm cách quê nhà của Zhu ở An Huy khoảng 560 km.

Một lần khi Zhu đứng ngoài một nhà hàng ở Huzhen, bà chủ tốt bụng, Zheng Yijie thương xót và cho Zhu ăn. Còn một chủ shop bên cạnh tặng người đàn ông vô gia cư áo khoác và giày để giúp ông giữ ấm.

Cả hai người đều muốn giúp Zhu đoàn tụ với gia đình nên bà chủ Zheng quyết định đăng video về ông Zhu lên TikTok.

Hai video đầu tiên đăng ngày 4/11 nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người với khoảng 500.000 lượt xem.

Tuy nhiên, mọi người có bình luận bên dưới rằng mái tóc rối và râu dài của người đàn ông vô gia cư có thể khiến gia đình ông khó nhận ra. 3 ngày sau, bà Zheng đăng một video khác với hình ảnh Zhu đã cắt tóc gọn gàng. Và quả đúng như vậy, sau khi video được đăng trên mạng, chị gái của Zhu đã liên lạc với bà Zheng vào chiều hôm đó.

Chị gái của Zhu đã nhận ra em trai nhờ vào vết sẹo ở đầu gối. Vết sẹo này là do bà Zhu không may để liềm cứa vào chân em trai khi mới 7 tuổi. Hai ngày sau khi video được đăng tải, 9/11, Zhu hạnh phúc khi được đoàn tụ với người thân sau 8 năm xa cách.

Đây không phải lần đầu tiên những video trên mạng xã hội giúp nhiều người thất lạc người thân ở Trung Quốc được đoàn tụ với gia đình. Chàng trai Cai Yanqiu đã sử dụng công nghệ livestream trên ứng dụng Huya để giúp những người vô gia cư tìm thấy gia đình và 38 trường hợp đã thành công, theo China Youth Daily.

Số liệu từ giới chức Trung Quốc cho thấy, năm 2014, nước này có gần 2.000 trại tạm trú và 20.000 nhân viên xã hội phục vụ khoarg 3 triệu người vô gia cư

Chia sẻ

Bài viết

Bích Ngọc.

Tin mới nhất