Vòng quanh Thế giới

Lầm tưởng nguy hại về sinh, nuôi con 'thuận tự nhiên' và quan điểm của giới y học phương Tây

QN
Chia sẻ

Phe phản đối cho rằng, sinh hay nuôi con “thuận tự nhiên” là đi ngược nền văn minh nhân loại, còn phe ủng hộ thì kiên định với luận điểm “thuận tự nhiên” là cách sống lành mạnh, đúng bản chất của con người.

Theo những người ủng hộ phương pháp “thuận tự nhiên”, bà mẹ mang thai khi muốn sinh con thì không nên đến bệnh viện, mà hãy tự vượt cạn tại nhà. Sau khi em bé ra đời, thay vì cắt dây rốn cho bé ngay lập tức, thì đợi khoảng 1, 2 tuần sau mới cắt để em bé tiếp tục được hấp thụ dưỡng chất từ nhau thai. Những người yêu thích “sinh thuận tự nhiên” đồng thời cũng chính là những người ủng hộ việc nuôi con bằng sữa mẹ. Theo họ, trẻ em nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nên tiếp tục được bú mẹ đến khi trẻ 4-5 tuổi, thậm chí là khi bước vào cấp 1.

Nuôi con “thuận tự nhiên” nghe thì hay nhưng sự thật là thế nào?

Cho đến lúc này, sinh con hay nuôi con “thuận tự nhiên” vẫn đang là đề tài tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Phe phản đối thì nói rằng “thuận tự nhiên” là đi ngược lại nền văn minh nhân loại, còn phe ủng hộ thì nói rằng “thuận tự nhiên” là cách sống lành mạnh, đúng theo bản chất của con người. Phe ủng hộ còn thường xuyên đưa ra những dẫn chứng, tài liệu khoa học nước ngoài để bảo vệ lý tưởng sống này.

Vậy sự thật là các bác sĩ phương Tây nói gì về “thuận tự nhiên”?

Tự sinh con tại nhà

Trên thế giới, sinh con tại nhà thực ra không có gì mới. Năm 2007, trào lưu này đã nở rộ ở nhiều nơi, đặc biệt là Canada, do những người ủng hộ việc các bà bầu tự vượt cạn (hoàn toàn không có chuyên gia y tế hỗ trợ) cổ vũ và phát động. Những người này nói rằng, người mẹ tự sinh con tại nhà riêng là một cách vô cùng tự nhiên để chào đón đứa trẻ đến với thế giới này, bởi vì khi đó quá trình sinh nở sẽ không cần đến bất kỳ can thiệp gì về y tế, không cần thuốc thang hoặc máy móc hỗ trợ.

Nhóm ủng hộ còn nói rằng, sinh con theo cách này giúp người mẹ được thoải mái cảm nhận tín hiệu của đứa con trong bụng, mà không cần phải nghe theo bất cứ chỉ dẫn nào của người bên ngoài.

Tuy nhiên, các bác sĩ thuộc Hiệp hội khoa sản và phụ khoa Canada (SOGC) lại cực lực phản đối phương pháp sinh con kiểu “thuận tự nhiên” này.

Theo số liệu của SOGC, hàng năm trên thế giới có 500.000 sản phụ qua đời vì những biến chứng trong và sau khi sinh. Ngay tại những quốc gia phát triển nhất, số liệu thống kê có 15% sản phụ tử vong.

Bác sĩ Vyta Senikas, Phó Chủ tịch của SOGC tuyên bố, tự sinh con tại nhà mà không có sự hỗ trợ của các nhân viên y tế là không an toàn.

Tự sinh con tại nhà có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Cũng theo bác sĩ Senikas, những người ủng hộ việc sinh để “tự nhiên” đều không phải chuyên gia, cũng như không được đào tạo bài bản và đầy đủ về kiến thức y học, họ chỉ đơn thuần truyền bá những thông tin sai lầm, gây nguy hiểm cho những ai áp dụng, dưới lớp mặt nạ “lời khuyên y tế” nghe rất bùi tai. Vì vậy, bác sĩ khuyên những ai có ý định tìm hiểu về phương pháp sinh để kiểu “tự nhiên” hãy chú ý đến những nguồn thông tin mà nhóm ủng hộ luôn ra rả truyền bá hàng ngày.

Có một “chân lý” mà tất cả các bác sĩ đều phải đồng tình, đó là: “Sinh con là công việc nguy hiểm nhất mà người phụ nữ phải trải qua trong đời”. Vì vậy, sẽ không thể thừa nếu như các bà mẹ cẩn trọng hơn trong việc tìm hiểu thông tin để có thể vượt cạn thành công.

Không cần phải cắt dây rốn quá sớm?

Một trong những kiến thức “thuận tự nhiên” khác đó là không nên cắt dây rốn cho trẻ ngay sau khi bé vừa sinh ra, hay còn gọi là phương pháp “đẻ hoa sen”.

Khi em bé còn ở trong bụng mẹ, dây rốn có chức năng truyền chất dinh dưỡng từ nhau thai đến cơ thể thai nhi. Sau khi em bé ra đời, dây rốn sẽ được cắt đi, nhau thai lúc này cũng trở nên vô giá trị và sẽ được xử lý như rác thải y tế.

Trào lưu “đẻ hoa sen” từng nở rộ trên thế giới từ khá lâu.

Nhưng những người ủng hộ “thuận tự nhiên” cho rằng, cho dù sau khi em bé đã ra đời, thì nhau thai vẫn còn rất nhiều chất dinh dưỡng quý báu, vì vậy vẫn nên giữ lại nhau thai và không cắt dây rốn, để em bé tiếp tục được nhận nguồn dinh dưỡng từ nhau thai. Thời gian lưu giữ nhau thai có thể kéo dài lên đến 1, 2 tuần.

Ngoài ra, theo nhóm “thuận tự nhiên”, nếu cắt dây rốn ngay sau khi em bé vừa ra đời, sẽ khiến em bé bị căng thẳng.

Mặc dù phương pháp “đẻ hoa sen” gần đây mới rộ lên ở Việt Nam, nhưng trên thế giới, trào lưu này đã xuất hiện và nhanh chóng được đón nhận từ năm 2008. Tuy nhiên, các bác sĩ khoa sản ở Viện Hoàng gia Anh đã lên tiếng cảnh báo phương pháp này và nhanh chống “dập tắt” trào lưu.

Nhau thai được giữ lại với mong muốn tiếp tục truyền dinh dưỡng cho em bé.

Theo các chuyên gia, nhau thai sau khi được đưa ra ngoài cơ thể người mẹ, sẽ trở nên thối rữa và xuất hiện vi khuẩn. Vì vậy, nếu dây rốn vẫn còn kết nói với đứa trẻ, rất có thể sẽ vô tình truyền mầm bệnh vào cơ thể bé.

Thực ra, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc không vội vàng cắt dây rốn ngay sau khi em bé trào đời cũng sẽ giúp trẻ có thêm oxy trong máu, nhưng chỉ trong thời gian 3 phút sau khi sinh.

Cho con bú mẹ càng lâu càng tốt

Sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà không có loại thực phẩm hay loại thuốc bổ nào thay thế được là điều ai cũng biết. Nhưng nếu việc bú mẹ diễn ra quá lâu có thể để lại những ảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ.

Theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí y tế International Journal of Contemporary Paediatrics, nếu đứa trẻ chỉ được bú mẹ hoàn toàn sau khi đã hơn 6 tháng tuổi, có thể sẽ không được cung cấp đủ lượng chất sắt cần thiết. Vì sau, sau 6 tháng, người mẹ nên cho bé ăn bổ sung các loại thức ăn khác. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng lưu ý, nếu như trẻ được nuôi bằng sữa ngoài thì không cần phải bổ sung thêm chất sắt.

Kết luận này dựa trên cuộc khảo sát với 130 trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi. Trong đó có 53 trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong hơn 6 tháng, thì có 70% bị thiếu máu thể nhẹ và 21% bị thiếu máu thể nặng.

Việc bú mẹ là thiết yếu, nhưng cái gì quá cũng không tốt.

Ngoài ra, việc nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài còn khiến tăng tỷ lệ bị sâu răng ở trẻ.

Theo các nhà nghiên cứu ở Brazil, trẻ bú mẹ trong hơn hai năm sẽ có nguy cơ bị sâu răng cao gấp 2,4 lần so với trẻ chỉ bú mẹ một năm.

Lý giải cho kết quả này, bác sĩ Karen Peres, tác giả của nghiên cứu trên cho biết, trẻ bú mẹ hơn 2 năm thường là do trẻ đòi hỏi chứ không phải do nhu cầu dinh dưỡng. Thêm nữa, việc bú mẹ thường xuyên và thường diễn ra vào buổi đêm sẽ khiến người mẹ khó có thể giữ cho răng miệng của trẻ luôn được sạch sẽ.

Tuy nhiên, nếu trẻ tiếp tục bú mẹ trong khoảng thời gian từ 13 đến 23 tháng tuổi, thì tỷ lệ sâu răng lại không thay đổi.

Chia sẻ

Bài viết

QN

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất