Vòng quanh Thế giới

Kỳ lạ cuốn tiểu thuyết mô tả thảm họa Titanic xuất bản trước khi tàu đắm 14 năm

Chia sẻ

Có lẽ không ai là không biết đến câu chuyện kinh hoàng xảy đến với con tàu Titanic huyền thoại vào cái đêm định mệnh đó, nhưng ít ai biết được rằng cái chết bi tráng của niềm tự hào nước Anh đã được “lên kịch bản” 14 năm trước đó.

Năm 1898, cuốn tiểu thuyết mang tựa đề “The wreck of the Titan” của nhà văn Morgan Robertson ra mắt công chúng nhưng không nhận được nhiều sự chú ý từ phía dư luận vào thời điểm đó.

Mãi cho đến 14 năm sau, khi con tàu Titanic huyền thoại bất ngờ gặp nạn vào ngày 14/4/1912, người ta mới giật mình khi lật lại từng trang của tác phẩm này và phát hiện những điểm trùng khớp đến rùng mình giữa các chi tiết trong tác phẩm và những gì diễn ra trong thực tế.

160515-xahoi1

Cuốn tiểu thuyết “The wreck of the Titan” của nhà văn Morgan Robertson xuất bản năm 1898, nhưng chỉ được biết đến sau khi sự kiện Titanic xảy ra, nội dung trong truyện có nhiều điểm trùng hợp với thảm họa Titanic.

Con tàu trong “The wreck of the Titan” được đặt tên là Titan, đâm vào một tảng băng trôi vào một đêm tháng tư, chính xác những gì mà Titanic phải trải qua khi niềm tự hào của nước Anh gặp nạn vào ngày 14/4/1912.

Trong tác phẩm của Robertson, giống như Titanic, Titan cũng được tung hô là một con tàu không thế chìm được coi là tàu chở khách lớn nhất thế giới thời điểm đó, nhưng rồi cả hai đều đã gặp nạn cùng ở ngoài khơi Newfoundland, Canada vào khoảng nửa đêm.

Điều kỳ lạ là hai con tàu có kích thước gần như tương đương nhau và tốc độ tối đa của chúng đều đạt khoảng 20 hải lý/giờ.

Cả Titanic và Titan đều được chế tạo bằng thép với ba chân vịt và hai cột buồm với sức chứa vào khoảng 3.000 người. Số lượng thuyền cứu hộ trên Titan và Titanic đều bị thiếu hụt và chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của chưa đầy một nửa số hành khách và thuyền viên trên tàu.

Điểm khác biệt hiếm hoi của Titan so với Titanic là vận tốc của nó khi đâm vào tảng băng cách Newfoundland 400 dặm. Trong khi Titan gặp nạn khi đang di chuyển với tốc độ là 25 hải lý, Titanic chỉ dừng lại ở tốc độ 22,5 hải lý.

Chính những điểm tương đồng đến đáng sợ này, người ta không thể hoài nghi về “The wreck of the Titan” và người cha đẻ của nó, tiểu thuyết gia Morgan Robertson.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, thật vô lý khi quy kết trách nhiệm cho một người về một chuyện xảy ra trong tương lai.

Theo họ, lời lí giải hợp lý nhất cho sự trùng hợp đến rợn người này là sự am hiểu về kỹ thuật đóng tàu của Robertson, cũng như cùng với hiểu biết và vốn sống giúp ông có được chất liệu phong phú để tưởng tượng câu chuyện của mình, gần giống với thực tế.

Chia sẻ
Tin mới nhất