Vòng quanh Thế giới

Khi Mặt Trời chết, chuyện gì sẽ xảy ra?

QN
Chia sẻ

Khi Mặt Trời nguội lạnh phát triển to hơn 250 lần kích thước cũ, nó sẽ nổ tung, phát ra khí gas và nghìn tỷ hạt bụi, được gọi là những tinh vân hành tinh.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi Mặt Trời “hết lửa” là đề tài mà giới khoa học đã nghiên cứu suốt hàng chục năm qua. Mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Đại học Manchester (Anh) vừa tuyên bố họ đã tìm ra đáp án cho câu hỏi thú vị này.

Dự đoán về một tương lai khi Mặt Trời chỉ còn là một ngôi sao chết luôn là đề tài hấp dẫn giới nghiên cứu khoa học vũ trụ.

10 tỷ năm nữa, sau khi Mặt Trời đã sử dụng hết toàn bộ năng lượng, nó sẽ chỉ còn là một ngôi sao màu đỏ khổng lồ. Sau đó, ngôi sao đỏ sẽ phồng to ra. Quá trình này chắc chắn sẽ phá hủy Trái Đất. Tin tốt là lúc này không còn ai sống trên Trái Đất nữa, vì Trái Đất đã trở thành một hành tinh không thể có sự sống từ vài tỷ năm trước đó.

Khi Mặt Trời nguội lạnh phát triển to hơn 250 lần kích thước cũ, nó sẽ nổ tung, phát ra khí gas và nghìn tỷ hạt bụi, được gọi là những tinh vân hành tinh. Theo nhóm khoa học ở Đại học Manchester, sự kiện này sẽ khiến 90% các ngôi sao trong dải Ngân hà trở thành các ngôi sao chết.

Giáo sư Albert Zijslra của Đại học Manchester cho biết, khi một ngôi sao chết đi, nó sẽ ném ra khí gas và những hạt bụi, đây chính là những thứ luôn bao quanh ngôi sao khi nó còn sống. Số lượng khí gas và hạt bụi có thể bằng một nửa tổng trọng lượng của ngôi sao đó. Sau khi toàn bộ khí gas và bụi bị đẩy đi, lõi của ngôi sao sẽ lộ ra và cũng sẽ dần dần chết đi.

Trong trường hợp của Mặt Trời, sau khi tống đi hết khí gas và bụi, phần lõi sẽ tiếp tục tồn tại khoảng 10.000 năm nữa rồi mới biến mất hoàn toàn.

Phần lõi vẫn còn nhiệt độ rất cao giúp cho những hạt bụi bị đẩy đi phát sáng trong khoảng 10.000 năm nữa (đây chỉ là thời gian rất ngắn trong thiên văn học), nhờ vậy mà những tinh vân hành tinh vẫn được nhìn thấy, nhiều tinh vân hành tinh sáng đến nỗi có thể nhìn thấy được ở khoảng cách 10 triệu năm ánh sáng. Ở khoảng cách này, Mặt Trời chỉ là ánh sáng vô cùng mờ nhạt, khó mà nhìn thấy được.

Phát hiện này của nhóm nghiên cứu trường Đại học Manchester được coi như một bước đột phá trong giới khoa học vũ trụ. Không chỉ vậy, phương pháp mà nhóm nghiên cứu sử dụng được coi là một cuộc cách mạng.

Phương pháp này sử dụng một siêu máy tính. Nhóm nghiên cứu tạo nên một mẫu số liệu dự đoán vòng đời của các ngôi sao. Số liệu bao gồm số lượng bụi và khí gas sẽ được phát tán cùng số lượng ngôi sao sẽ chết.

Chia sẻ

Bài viết

QN

tag-icon
Tin mới nhất