Vòng quanh Thế giới

Son Heung-min luôn ám ảnh chuyện đi lính, vậy cuộc sống khắc nghiệt khi nhập ngũ tại Hàn Quốc thực chất như thế nào

Phương An
Chia sẻ

Luật thực hiện nghĩa vụ quân sự của Hàn Quốc từ lâu đã nổi tiếng nghiêm khắc. Tất cả nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18-35 đều phải gia nhập quân ngũ, bất kể đó là ca sĩ nổi tiếng, ngôi sao điện ảnh hay cầu thủ lừng danh.

Sau chiến thắng 3-1 trước Olympic Việt Nam hôm 29/8, Son Heung-min và các đồng đội sẽ gặp đối thủ Nhật Bản trong trận chung kết môn bóng đá nam ở ASIAD 2018. Nhưng khác với các đồng đội vẫn còn nhiều cơ hội thi đấu, ASIAD 2018 gần như là cơ hội cuối cùng của ngôi sao bóng đá Hàn Quốc bởi anh đã tới kỳ hạn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự 2 năm. Việc đi lính đồng nghĩa sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của Son Heung-min bị gián đoạn. Để được miễn đi lính tại quê nhà, Son Heung-min và đồng đội bắt buộc phải đánh bại Nhật Bản, đoạt huy chương vàng bộ môn bóng đá trong kỳ ASIAD năm nay.

Quy định chặt chẽ

Luật thực hiện nghĩa vụ quân sự của Hàn Quốc từ lâu đã nổi tiếng nghiêm khắc. Tất cả nam giới khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18-35 đều phải gia nhập quân ngũ, bất kể đó là ca sĩ nổi tiếng, ngôi sao điện ảnh hay cầu thủ lừng danh.

Theo quy định, nam giới nhập ngũ sẽ phải trải qua 21 tháng nếu gia nhập lục quân và thủy quân lục chiến, 23 tháng cho hải quân hoặc 24 tháng trong không quân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Hàn Quốc còn siết chặt quy định, bắt buộc nam giới trong tình trạng khỏe mạnh phải nhập ngũ trước 28 tuổi.

Tất cả nam giới khỏe mạnh ở Hàn Quốc đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ngay khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, họ nghiễm nhiên trở thành lực lượng dự bị và sẵn sàng ra trận bất cứ khi nào quân đội có lệnh. Đối với những người trốn nghĩa vụ quân sự, họ không chỉ bị phạt tù mà còn phải đối mặt với sự kỳ thị của công chúng. Điều này đồng nghĩa với việc dù sự nghiệp của họ lúc đó có thăng hoa như thế nào thì nếu trốn nhập ngũ, những thứ đó có thể tan biến chỉ trong “tích tắc”. Ngoại lệ chỉ dành cho những vận động viên đoạt huy chương tại Thế vận hội (Olympic Games) hoặc huy chương vàng tại Á vận hội (Asiad).

Quy định hà khắc này bắt nguồn từ những gì xảy ra trong cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), từ đó Hàn Quốc luôn đề phòng khả năng Triều Tiên tấn công bất ngờ từ biên giới. Mặc dù mối quan hệ giữa hai nước gần đây đã được cải thiện nhưng hai bên vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình, do đó việc thực hiện nghĩa vụ quân sự ở nước này vẫn nghiêm khắc như trước. Vậy đi nghĩa vụ quân sự ở Hàn Quốc khắc nghiệt như thế nào?

Kể cả ca sĩ, diễn viên nổi tiếng hay cầu thủ lừng danh đều phải tham gia nhập ngũ.

Khắc nghiệt

Gene Kim, một người phục vụ trong quân đội Hàn Quốc 2 năm (2009-2011), chia sẻ rằng, trước khi nhập ngũ, anh sống ở New York, Mỹ. Tuy nhiên, do quy định của Hàn Quốc quá khắt khe, việc đi nghĩa vụ quân sự là không thể tránh được nên anh đã quay trở về quê nhà.

Kim nói nhập ngũ đồng nghĩa với việc phải sống tách biệt với thế giới bên ngoài, sống trong môi trường mà chỉ làm những điều mà sĩ quan quân đội yêu cầu phải làm, không được phép thắc mắc. “Tôi thực sự ghét việc phải đi nghĩa vụ quân sự. Tôi ghét mọi khoảnh khắc ở trong đó. Tôi bị mắc kẹt trong xã hội cô lập đó và tôi chỉ chờ thời gian trôi qua“, Kim chia sẻ trên Business Insider.

Cuộc sống trong quân đội ở Hàn Quốc được cho là rất khắc nghiệt.

Anh Kim cũng chia sẻ thêm rằng, vào ngày đầu tiên đến với quân đội, những lính mới sẽ phải cắt tóc và mặc trang phục của quân đội. Mọi tư trang của họ, kể cả quần áo, điện thoại di động đều được đặt vào một chiếc hộp và gửi trả về cho gia đình của họ.

Trong 5 tuần đầu tiên khi nhập ngũ, họ sẽ được trải qua quá trình đào tạo vô cùng khắt khe. Tại đây, những người chỉ huy sẽ răn đe lính mới để biến họ thành những người lính thực thụ.

5 tuần đào tạo này là một trong những trải nghiệm kinh khủng nhất đời tôi. Việc đào tạo rất khắc khe. Bạn bị mắng xối xả vào mặt. Bạn không có tiếng nói ở đó. Ăn uống, đi đứng, nói chuyện cũng phải theo một cách nhất định“, anh Kim giãi bày.

Mặc dù vậy, trải nghiệm kinh hoàng nhất của Kim là việc bước vào phòng chứa đầy khí gas. Lúc đó, cả nhóm tân binh được đeo mặt nạ nhưng khi vào phòng, tất cả phải cởi ra để trải qua cảm giác bị ngộ độc.

Khi hít phải khí gas, bạn cảm giác như bị ngạt thở, không thể đứng vững được. Mọi người nắm lấy tay nhau, có người nằm lăn ra sàn, có người lại tìm cách chạy ra ngoài nhưng bị ngăn lại. Khung cảnh đó thật hỗn loạn“, anh Kim nói.

Tại đây, họ phải thực hiện mọi yêu cầu của cấp trên.

Còn theo công dân Lee Yeda, khi đi nghĩa vụ quân sự, người lính sẽ nhận được một khoản tiền thấp hơn mức lương tối thiểu của một người dân bình thường, không chỉ vậy, họ còn không được sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính, quyền truy cập Internet cũng rất hạn chế. Mọi người hoàn toàn không biết gì về cuộc sống bên ngoài căn cứ. Lee cũng nói rằng, việc tự sát và bắt nạt trong quân đội cũng hay xảy ra.

Theo số liệu của chính phủ, có khoảng 800 người đã tự tước đi mạng sống của chính họ khi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong suốt một thập kỷ qua.

Cuộc sống trong quân đội gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.

Sau 5 tuần đào tạo, các tân binh sẽ được chuyển đến các tiểu đoàn. Bắt đầu từ ngày đó, họ được nghe rất nhiều về Triều Tiên từ các quan chức. “Các chỉ huy còn sốt sắng đến mức cứ như Triều Tiên vẫn đang đem quân tấn công Hàn Quốc“, Kim nói.

Mặc dù cuộc sống khi đi nghĩa vụ quân sự rất khắc nghiệt khiến có không thể chịu đựng được nhưng có người lại coi đó là một vinh hạnh lớn lao, là dịp để họ trải nghiệm và cống hiến cho nước nhà. Chẳng hạn, một công dân tên Gene Kim nói rằng, anh đã học hỏi được rất nhiều thứ. Đó chính là việc nếu bạn đặt ý chí, mục tiêu vào một việc gì đó, bạn sẽ cố gắng để làm điều đó đến cùng. Kim chia sẻ: “Tôi cảm thấy như mình có thể làm được tất cả mọi thứ khi ở quân ngũ“.

Chia sẻ

Bài viết

Phương An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất