Vòng quanh Thế giới

Hình ảnh đầu tiên của biến thể Omicron: Nó sẽ bùng nổ như Delta hay chỉ là 'sự phóng đại hóa tình hình'?

An Chi
Chia sẻ

WHO đã chỉ định Omicron là "biến thể đáng lo ngại" và giới khoa học cũng thừa nhận loại biến thể này có số lượng đột biến lớn hơn nhiều so với Delta, nhưng liệu nó có thể khiến dịch bệnh bùng phát như trước?

Sự xuất hiện đột ngột của loại biến thể Covid-19 mang tên Omicron trong tuần này đã gây ra sự hoảng loạn ở nhiều nơi trên thế giới. “Loại biến thể nguy hiểm nhất”, “loại biến thể gây chết người nhiều hơn Delta” là một số cụm từ được nhiều người nghĩ tới khi nhắc đến Omicron. 

Mới đây, các nhà khoa học tại Bệnh viện Bambino Gesu, thủ đô Rome (Italia) đã công bố hình ảnh đầu tiên của biến thể Omicron và so sánh nó với biến thể Delta. Trong hình ảnh mô phỏng, các đột biến được thể hiện bằng chấm đỏ, cho thấy đột biến của Omicron nhiều hơn hẳn so với Delta, đặc biệt là tại những vị trí tiếp xúc với tế bào trong cơ thể con người. Đột biến giảm dần ở các vùng màu cam, vàng và xanh và cuối cùng là xám không có thay đổi gì. 

Hình ảnh so sánh các đột biến trên biến thể Omicron và Delta.

Theo các nhà khoa học, điều này không có nghĩa là biến thể Omicron nguy hiểm hơn mà chỉ cho thấy virus đã biến đổi để thích nghi tốt hơn với cơ thể người. Còn muốn biết sự thích ứng này là trung tính, ít nguy hiểm hay nguy hiểm hơn thì cần phải nghiên cứu sâu hơn. Vì vậy, còn quá sớm để kết luận độc lực của biến thể Omicron có cao hơn các biến thể khác hay không. 

Trước đó, vào ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ định biến thể B.1.1.529 là "biến thể đáng lo ngại" và đặt tên là Omicron. Giới khoa học thừa nhận biến thể Omicron chứa số lượng đột biến lớn hơn nhiều so với Delta - biến chủng có khả năng lây lan mạnh hơn nhiều so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu.

Lo ngại về khả năng lây lan của Omicron, nhiều quốc gia đã áp dụng lệnh cấm hoặc hạn chế du lịch với Nam Phi – nơi đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron. Dù vậy, một cố vấn của Sage (nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược) lại cho rằng Omicron không phải là một thảm họa và một số người có thể đang “phóng đại quá mức tình hình”.

Giáo sư vi sinh vật học người Anh Calum Semple, cố vấn của Sage.

Cụ thể, giáo sư vi sinh vật học người Anh Calum Semple nói rằng ông ủng hộ quy định mới về hạn chế đi lại ở Nam Phi, Namibia, Lesotho, Botswana, Eswatini và Zimbabwe. Tuy nhiên, ông cũng kêu gọi mọi người nên bình tĩnh, nhấn mạnh rằng vaccine vẫn có khả năng bảo vệ con người khỏi bệnh nặng một khi nhiễm bệnh. 

Ông Calum Semple nói: 'Đây không phải là một thảm họa. Một số đồng nghiệp của tôi nói rằng Omicron thật khủng khiếp nhưng tôi nghĩ họ đang phóng đại quá mức tình hình. Khả năng miễn dịch từ việc tiêm phòng vẫn có khả năng bảo vệ bạn khỏi bệnh nặng.

Bạn có thể bị ngạt mũi, đau đầu hoặc cảm lạnh nhưng khả năng bạn phải nhập viện hoặc cần chăm sóc đặc biệt hoặc tử vong sẽ giảm đi rất nhiều nhờ tiêm vaccine và điều này vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai”.

Bên cạnh đó, Giáo sư Andrew Pollard, Giám đốc Nhóm vaccine Oxford, cho rằng "cực kỳ ít" nguy cơ bùng phát một đại dịch mới như năm ngoái khi biến thể Delta xuất hiện, do hiện nay rất nhiều người dân trên thế giới đã được tiêm vaccine phòng Covid-19. Trong trường hợp cần thiết, giới khoa học có thể nhanh chóng phát triển một loại vaccine mới để ngăn chặn biến thể Omicron. 

Xem thêm: Đeo loại khẩu trang 'ích kỷ' mở cửa lấy cơm, bệnh nhân nhiễm Omicron khiến virus bay sang phòng đối diện

Chia sẻ

Bài viết

An Chi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất