Vòng quanh Thế giới

Hàng nghìn người Ấn Độ bị lừa tiêm vaccine Covid-19 giả gồm toàn nước muối sinh lý

Theo CNN
Chia sẻ

Nhà chức trách Ấn Độ cho biết hàng nghìn người đã trở thành miếng mồi ngon của một vụ lừa đảo diện rộng - bán vaccine Covid-19 giả là nước muối sinh lý - với nhiều bác sĩ và nhân viên y tế có dính líu.

Vishal Thakur, một quan chức cấp cao của sở cảnh sát Mumbai, cho biết ít nhất 12 điểm tiêm vaccine giả bị phát hiện ở khu vực gần hoặc ngay trung tâm tài chính Mumbai, thuộc bang Maharashtra, miền tây nước này.

“Họ sử dụng nước muối sinh lý và tiêm vào cơ thể. Điều này được thực hiện ở các điểm tiêm chủng giả", ông Thakur nói.

Ước tính 2.500 người bị tiêm vaccine giả. Đường dây này đã thu lời bất chính tới 28.000 USD.

"Chúng tôi đã bắt giữ các bác sĩ", ông nói thêm. "Họ đang sử dụng một bệnh viện sản xuất giấy chứng nhận, lọ, ống tiêm giả".

Cho đến nay, 14 người đã bị bắt vì tình nghi gian lận, âm mưu giết người cực kỳ nghiêm trọng cùng các tội danh khác.

Ông Thakur cho biết có thể sẽ có nhiều người bị bắt giữ hơn nữa khi cảnh sát tiếp tục điều tra đường dây lừa đảo này.

Hàng nghìn người Ấn Độ bị lừa tiêm vaccine Covid-19 giả gồm toàn nước muối sinh lý Ảnh 1
Hàng nghìn người trở thành nạn nhân của đường dây vaccine giả. Ảnh minh họa

Ấn Độ hứng chịu làn sóng dịch Covid-19 thứ 2 kể từ tháng 4 đến đầu tháng 6, khiến hàng triệu người bị nhiễm bệnh và hàng chục nghìn người tử vong.

Sau khi đạt đỉnh vào tháng 5, các ca mắc hàng ngày đã giảm dần, giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế đang căng thẳng - và cho phép nhà chức trách đẩy mạnh chương trình tiêm chủng trong quá trình phục hồi đất nước.

Vào tháng 6, Thủ tướng Narendra Modi công bố một đợt tiêm vaccine Covid-19 trung, trong đó chính phủ sẽ cung cấp miễn phí một số lượng vaccine cho các bang. Ngay sau đó, quốc gia này đã ghi nhận kỷ lục 8 triệu mũi tiêm trong một ngày - dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự tăng tốc của chương trình tiêm chủng, theo Thủ tướng Modi.

Cho đến nay, hơn 62 triệu người - khoảng 4,5% dân số Ấn Độ đã được tiêm chủng đầy đủ, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Các điểm tiêm vaccine giả xuất hiện từ cuối tháng 5, đầu tháng 6. Nhà chức trách bắt đầu điều tra sau khi một số nạn nhân báo cảnh sát vì nghi ngờ về giấy chứng nhận tiêm chủng mà họ nhận được.

Một trong những điểm tiêm vaccine giả diễn ra tại một khu nhà trọ. "Không ai trong số chúng tôi có triệu chứng sau tiêm và chúng tôi cũng phải trả tiền mặt. Chúng tôi đã nghi ngờ điều này", một nạn nhân nói.

Siddharth Chandrashekhar, một luật sư ở Mumbai, đã đệ đơn kiện vào ngày 24/6. Thời điểm này, công tố viên xác nhận hơn 2.000 người là nạn nhân.

Tòa án tối cao Bombay nói vụ việc "thực sự gây sốc" và kêu gọi chính quyền địa phương hành động "để người vô tội không bị lừa trong tương lai".

Xem thêm: Vì sao sau khi tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 triệu chứng lại nặng hơn?

Chia sẻ

Theo

CNN

Nguồn bài viết

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất