Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Biến thể Delta lây nhanh chóng mặt, các nước cần thay đổi chiến lược 'không ca nhiễm'?

Những đợt bùng phát mới do biến chủng Delta lây lan nhanh chóng đang đặt ra câu hỏi về chiến lược "không ca nhiễm" có còn hợp lý.

Để có thể giữ trạng thái "không ca nhiễm" một thời gian dài, một số nước châu Á - Thái Bình Dương đã phải duy trì các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt như đóng cửa biên giới với hầu hết du khách nước ngoài, xét nghiệm và truy vết quyết liệt để phát hiện bất cứ ca nhiễm nào lọt qua lưới phòng thủ. Những quy tắc cứng rắn này nhằm đưa số ca nhiễm xuống xuống mức 0 - và giữ cho mọi người được an toàn.

Biện pháp này có phát huy tác dụng, cho tới khi biến thể Delta xuất hiện. Giờ đây, những đợt bùng phát mới đang đặt ra câu hỏi về chiến lược "không ca nhiễm" có còn hợp lý?

Trong khi Covid-19 tràn lan ở châu Âu và Mỹ, các quốc gia như Trung Quốc và Úc đã áp dụng cách tiếp cận loại bỏ - họ muốn không có ca Covid-19 địa phương nào. Và họ phải đánh đổi. Ví dụ, các quốc gia phụ thuộc vào du lịch như New Zealand và các đảo ở Thái Bình Dương đã chứng kiến ​​ngành công nghiệp du lịch của họ bị ảnh hưởng rất lớn. 

Biến thể Delta lây nhanh chóng mặt, các nước cần thay đổi chiến lược 'không ca nhiễm'? Ảnh 1
Đường phố vắng bóng người ở Melbourne trong đợt đóng cửa lần thứ 6 của thành phố, tháng 8/2021. 

Hàng nghìn người Úc không thể quay lại do các chuyến bay hạn chế và không gian cách ly - và người Úc không thể ra nước ngoài mà không có thị thực xuất cảnh. 

Nhưng cũng có một lợi ích rất lớn. Trung Quốc và Úc chưa bao giờ chứng kiến ​​những đợt bùng phát thảm khốc như Mỹ và Anh. Và cho đến vài tuần trước, cuộc sống phần lớn đã trở lại bình thường, với mọi người tụ tập cho các lễ hội âm nhạc và sự kiện thể thao. 

"Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương nói chung đã có một năm rưỡi cực kỳ thành công khi đối phó Covid. Sẽ rất khó để nói rằng các chiến lược được áp dụng ở khu vực này không tốt", Karen A. Grépin, phó giáo sư tại Trường Y tế Công cộng của Đại học Hong Kong (TQ), nói.

Dale Fisher, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, cho biết chiến lược của Australia và Trung Quốc tập trung vào việc đóng cửa biên giới chặt chẽ - và nhanh chóng theo dõi bất kỳ ca mắc còn sót trong cộng đồng thông qua xét nghiệm hàng loạt. 

Biến thể Delta lây nhanh chóng mặt, các nước cần thay đổi chiến lược 'không ca nhiễm'? Ảnh 2
Một khu vực phong tỏa ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 3/8 sau khi phát hiện ca dương tính. 

Nhưng cách tiếp cận đó bị thách thức nghiêm trọng trước biến thể Delta, với khả năng lây truyền tương tự như bệnh thủy đậu và có khả năng lây lan cao hơn từ 60% đến 200% so với chủng ban đầu được xác định lần đầu tiên ở Vũ Hán. 

Chủng Delta xuất hiện ở Úc làm lộ rõ một lỗ hổng lớn trong chiến lược chống Covid-19 ở nước này là quá trình triển khai tiêm vaccine diễn ra chậm. Tính đến cuối tuần qua, mới chỉ 17% trong số 25 triệu dân số của Úc được tiêm chủng đầy đủ, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 58% của Anh và 50% của Mỹ. Điều đó có nghĩa là, mức độ miễn dịch trong cộng đồng nhằm ngăn chặn sự lây lan của Delta ở Australia vẫn còn thấp.

"Đó là một sai lầm lớn", Alexandra Martiniuk, giáo sư tại trường y tế công cộng thuộc Đại học Sydney, cho biết. "Vì vậy, chúng tôi đang bị mắc kẹt khi có rất ít người tiêm chủng và một biến thể rất nguy hiểm".

Ben Cowling, giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Hong Kong, đưa số ca nhiễm về 0 là chiến lược quen thuộc ở Trung Quốc và nước này có thể tiếp tục áp dụng. “Đối với đợt bùng phát này, tôi nghĩ rằng số ca nhiễm sẽ sớm giảm xuống 0, nhưng nó cho thấy những rủi ro của Covid-19 vẫn còn trong chiến lược 'không ca mắc'", ông Cowling nói. "Đây sẽ không phải là đợt bùng phát cuối cùng - sẽ có nhiều đợt bùng phát hơn trong những tháng tới".

Về lâu dài, nhiều chuyên gia đều đồng tình rằng chiến lược "không ca mắc" không có tính bền vững. Cuối cùng, tất cả các quốc gia sẽ muốn mở cửa trở lại với thế giới - và khi làm vậy, họ có thể cần phải chấp nhận rằng một số người vẫn có khả thể mắc bệnh, trừ khi bạn đã sẵn sàng để tách mình ra khỏi xã hội mãi mãi, theo giáo sư Fisher.

Theo giáo sư, các quốc gia cần tiếp tục học hỏi từ các quốc gia khác về cách đối phó với đại dịch. "Nếu ai đó nghĩ rằng chuyện này đã kết thúc, thì họ đã nhầm. Mọi người đều phải đối mặt và sống với nó vào một ngày nào đó - và dịch bệnh vẫn chưa kết thúc ở bất kỳ quốc gia nào", ông Fisher nhấn mạnh.

Xem thêm: Biến thể Delta sẽ biến mất hay không và bài học từ Anh, Ấn Độ

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết CNN

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc