Vòng quanh Thế giới

Không chỉ ở Việt Nam, tài xế taxi thế giới cũng 'chiến đấu để sinh tồn' với Grab, Uber

Hà Phương
Chia sẻ

"Cuộc chiến" giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ vẫn chưa có hồi hết. Không chỉ ở Việt Nam, tình trạn này cũng xảy ra ở các nước khác trên thế giới.

Không lâu sau khi Uber, Grab vào Việt Nam năm 2014, “cuộc chiến” giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ bùng nổ, với lợi thế dường như đang nghiêng về phía người đến sau. Cuộc chiến” ngày càng trở nên căng thẳng hơn Bộ Giao thông Vận tải thí điểm đề án gọi xe bằng hợp đồng điện tử. Bức xúc trước đề án thí điểm Yber, nhiều taxi truyền thống dã dán khẩu hiệu phía sau xe để phản đối.

Khẩu hiệu trên nhiều taxi Vinasun có sự khác nhau nhưng nội dung thống nhất, đều thể hiện sự phản đối Uber, Grab.

Cụ thể, tại TP.HCM, nhiều taxi của Vinasun có dán dòng chữ: “Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh”, “Yêu cầu Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam” Hay ở Hà Nội, các khẩu hiệu được dán có nội dung như: “Phản đối Quyết định 24 của Bộ Giao thông Vận tải”, “50.000 xe thí điểm của Uber, Grab doanh thu 18.000 tỷ đồng, nhưng chỉ nộp ngân sách 15,8 tỷ. Vậy ngân sách thất thu ở đâu?”, “Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch, gây ùn tắc giao thông”…

Không chỉ Việt Nam, tài xế ở các nước khác trên thế giới cũng có chung tâm lý bất mãn với Uber, Grab.

“Họ hại bọn tôi. Tôi phải chiến đấu để sinh tồn”

Theo BBC, hầu như các tài xế đều phàn nàn bị thiệt vì Uber, Grab không phải chịu chi phí và các quy định giống họ. Thậm chí, ứng dụng này còn “đe dọa” tới miếng cơm manh áo của tài xế taxi truyền thống.

Ngày 22/3/2016, hàng nghìn lái xe taxi đã đình công và phong tỏa các con đường bên ngoài Quốc hội Indonesia, các văn phòng chính quyền thành phố và Bộ Thông tin, khiến nhiều khu vực ở thủ đô Jakarta, Indonesia bị tê liệt, đến mức muốn bắt một chiếc taxi vào trung tâm thành phố là điều không thể. Không chỉ vậy, một số người còn đập phá xe cộ và hăm dọa những ai không tham gia đình công.

Nhiều khu vực ở thủ đô Jakarta, Indonesia bị tê liệt do cuộc biểu tình của tài xế taxi.

Một tài xế nói rằng trước đây ông có thể kiếm được hơn 200 nghìn/ngày nhưng từ khi Uber, Grab tràn vào, ông chẳng kiếm được bao nhiêu. “Họ hại bọn tôi. Chúng tôi phải trả thuế nhưng vì Uber dùng xe riêng nên họ không phải đóng. Tôi phải chiến đấu để sinh tồn“, ông bức xúc nói.

Lái xe với tốc độ sên bò để phản đối

Vào ngày 05/06/2017, 2.000 tài xế taxi Ba Lan đã khóa chặt giao thông ở thủ đô Warsaw bằng cách lái xe với tốc độ sên bò để phản đối Uber. Các hãng taxi truyền thống tại đây nói rằng Uber cạnh tranh không công bằng và né tránh các quy tắc dành cho taxi giống như họ.

Lái xe với tốc độ chậm, khóa chặt giao thông dường như cách phản đối taxi công nghệ phổ biến ở nhiều nước. Vào ngày 21/06/2017, hàng trăm tài xế taxi truyền thống ở Croatia cũng “bắt chước” cách này chặn một trong những đại lộ chính của thủ đô Zagreb để phản đối các dịch vụ của Uber.

Giao thông hỗn loạn, bạo lực xảy ra khắp nơi

Đó là những gì được mô tả về cuộc biểu tình bạo lực của các tài xế phản đối Uber tại Paris, Pháp. Tại một số địa điểm biểu tình đã xảy ra tình trạng lật xe, đạp xe, đốt lốp xe và pháo sáng.

Cuộc biểu tình bạo loạn của tài xế taxi truyền thống ở Paris, Pháp.

Nhiều xe taxi công nghệ bị đập phá, lật ngược.

Cuộc bạo loạn phải nhờ tới sự can thiệp của lực lượng cảnh sát.

Chia sẻ

Bài viết

Hà Phương

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất