Vòng quanh Thế giới

Hơn 2,7 triệu ca nhiễm, 190.000 người chết vì COVID-19 toàn cầu

Thiên Ân
Chia sẻ

Theo số liệu thống kê từ ĐH Johns Hopkins, tính tới 24/4, toàn cầu ghi nhận 2.704.676 ca nhiễm COVID-19, 190.549 ca tử vong và 733.943 người hồi phục.

Mỹ ghi nhận thêm 1.738 trường hợp tử vong do virus corona trong 24 giờ qua, nâng tổng số người chết lên 46.583. Mỹ là quốc gia có số người tử vong vì COVID-19 cao nhất toàn cầu.

Tổng thống Donald Trump hôm qua ký sắc lệnh đình chỉ một phần hoạt động nhập cư vào Mỹ hôm 22/4, chưa đầy 48 giờ sau khi thông báo trên Twitter.

Theo dữ liệu của Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, nước này ghi nhận thêm 3.116 ca nhiễm và 115 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca lần lượt lên 101.790 và 2.491. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.

Số ca tử vong ở Italy tăng 464 người, cao hơn so với con số 437 người chết một ngày trước đó. Tổng số người chết vì đại dịch ở nước này là 25.549, cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Cơ quan Bảo vệ Dân sự cho biết, số ca nhiễm virus hàng ngày giảm từ mức 3.370 ca ngày 22/4 xuống còn 2.646 ca ngày 23/4. Italy là quốc gia có số ca nhiễm cao thứ 3 toàn cầu, sau Mỹ và Tây Ban Nha.

Số ca tử vong vì COVID-19 tại các bệnh viện ở Anh đã tăng thêm 616 lên 18.738 người trong 24 giờ qua. Trong số 425.821 người đã được xét nghiệm, có 138.078 người có dương tính với nCoV.

Số ca tử vong vì virus corona ở Pháp hiện đã lên tới 21.856 người sau khi ghi nhận thêm 516 ca tử vong vào ngày 23/4. Mức tăng 2,4% lúc này thấp hơn nhiều so với 4% hồi tuần trước.

Đức ghi nhận thêm 1.136 ca nhiễm và 126 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 151.784 và 5.404.

Tổ chức Y tế Thế giới WHO hôm 23/4 cho biết một nửa số ca tử vong do virus corona trên khắp châu Âu là ở các viện dưỡng lão, đây gọi là “một thảm kịch khó tưởng tượng”. Giám đốc WHO khu vực châu Âu, Tiến sĩ Hans Kluge, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tác động của COVID-19 đối với các viện dưỡng lão, nơi sự chăm sóc “thường bị bỏ quên”. Ngoài ra, các nhân viên y tế ở viện dưỡng lão thường phải làm việc quá sức, bị trả lương thấp.

Các tình nguyện viên của tổ chức phi lợi nhuận Open Arms chuẩn bị thực hiện các xét nghiệm khẩn cấp để xác định khả năng bùng phát đại dịch bệnh COVID-19 trong số các bệnh nhân tại viện dưỡng lão ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: Jazeera

Thêm 10 ca nhiễm COVID-19 mới ở Trung Quốc đại lục, các trường hợp “nhập khẩu” liên quan đến du khách từ nước ngoài đã giảm. Tổng số ca nhiễm virus ở Trung Quốc hiện là 82.798. Không có trường hợp tử vong mới nào được báo cáo, giữ số lượng ca tử vong là 4.632 người.

Bộ Y tế Singapore cho biết cơ quan này đã xác nhận thêm 1.037 ca nhiễm nCoV mới vào ngày 23/4, nâng tổng số ca mắc ở quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trước đại dịch tại khu vực Đông Nam Á lên 11.178 người. Phần lớn các ca nhiễm mới là công nhân nhập cư sống trong các ký túc xá. 12 người đã chết vì COVID-19 ở Singapore.

Malaysia hiện có 5.532 ca nhiễm, với 3.52 người đã hồi phục. Tỷ lệ mắc bệnh ở nước này là 1,6%, theo Ngoại trưởng Hishammuddin Hussein. Thêm 2 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 95. Chính phủ Malaysia đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc, đi kèm với loạt biện pháp cách biệt cộng đồng để kiềm chế đại dịch.

Theo số liệu thống kê từ ĐH Johns Hopkins, tính tới 24/4, toàn cầu ghi nhận 2.704.676 ca nhiễm COVID-19, 190.549 ca tử vong và 733.943 người hồi phục.

Chia sẻ

Bài viết

Thiên Ân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất