Có gì đặc biệt trong những lễ hội kỳ lạ nhất thế giới?

Theo Bright Side
Chia sẻ

Nhiều nước trên thế giới ngày nay vẫn tổ chức các lễ hội kỳ lạ và độc đáo mà không phải ai cũng biết tới.

Lễ hội nhảy qua người trẻ sơ sinh ở Tây Ban Nha được tổ chức vào tháng 6 hàng năm, thu hút đông đảo cả người dân bản địa cũng như khách du lịch. Tại đây, đàn ông sẽ hóa thân thành quỷ dữ bằng cách mặc trang phục và đeo mặt nạ màu đỏ - vàng. Họ chạy quanh ngôi làng và la hét. Khi tiếng trống vang lên, “ma quỷ” sẽ bắt đầu nhảy lên trên trẻ sơ sinh được đặt nằm sẵn trên các chiếc đệm. Nghi lễ này được cho là sẽ mang đi tội lỗi của em bé và bảo vệ chúng khỏi những điều không may mắn. Người xem cũng không cần quá lo lắng cho sự an nguy của các em nhỏ, bởi vì trong 400 năm qua, nghi lễ đều được chuyên gia thực hiện và không có trường hợp nào bị thương.

Hàng ngàn con khỉ sẽ tụ tập tại khu phố cổ Lopburi nổi tiếng của Thái Lan để tham dự Lễ hội Buffet khỉ được tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Hơn 4.000 kg đồ ăn bao gồm nhiều loại sẽ được ban tổ chức đem ra phục vụ bầy khỉ. Mục đích của lễ hội là nhằm tôn vinh loài sinh vật được cho là “thần may mắn”. Lopburi được mệnh danh là “Thành phố của khỉ”, thu hút đông đảo khách du lịch và đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế Thái Lan.

Ngày 23/12 hàng năm, du khách khi đến với thành phố Oaxaca ở Mexico sẽ có dịp tham gia lễ hội đặc biệt mang tên “Lễ hội củ cải“. Đúng như tên gọi, tại lễ hội, người dân sẽ dùng rất nhiều của cải, có kích cỡ khác nhau để khắc họa hình thù mà họ mong muốn. Tuy có chủ đề chính là Giáng sinh, thế nhưng người dân địa phương sẽ được tự do, không giới hạn trí tưởng tượng. Người dân còn trồng riêng những loại củ cải lớn để phục vụ cho lễ hội.

Những người dân sống tại khu vực hồ Superior, Mỹ, sẽ tổ chức Lễ hội đốt người tuyết để đánh dấu sự trở lại của mùa xuân. Đây là lễ hội truyền thống thu hút đông đảo người dân địa phương. Thông thường, lễ hội được tổ chức vào ngày 20/3 hàng năm.

Lễ hội đốt lửa truyền thống của người Viking là sự kiện thường niên, được tổ chức vào giữa mùa đông, kỷ niệm thời kỳ tổ tiên của người Viking ở Bắc Âu thống trị quần đảo Shetland (hiện nay thuộc Scotland). Lễ hội bắt đầu từ năm 1870. Trong 5 ngày lễ hội, du khách sẽ có cơ hội “quay ngược thời gian” và đắm chìm trong cuộc sống của người Viking. Họ có thể mua dụng cụ truyền thống, tham gia nhiều cuộc hội thảo về thủ công và kỹ năng chiến đấu. Trời tối cũng là lúc phần thú vị nhất của lễ hội được bắt đầu với những trận đánh, màn khiêu vũ và tiệc tùng tại các nhà hàng cổ đại đích thực.

Lễ hội Burning Man (thiêu người) là một dự án nổi tiếng diễn ra từ ngày 30/8 tới 7/9 hàng năm. Đây là lễ hội văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật được tổ chức ở sa mạc Black Rock, Nevada, Mỹ, nhằm tôn vinh những tư tưởng cấp tiến. Lễ hội Burning Man từng được bình chọn là một trong 10 lễ hội lớn nhất thế giới.

“Trận chiến cam” là lễ hội thường niên của thành phố Ivrea, miền bắc Italy. Nó được tổ chức vào tháng 2 hàng năm với mục đích tái hiện cuộc chiến thật sự từng diễn ra vào thế kỷ 12, khi cô con gái tên Violetta của một ông chủ cối xay đứng lên chống lại tên bá tước hung bạo, dẫn đến cuộc nổi dậy giúp thành phố cổ Ivrea thoát khỏi sự cai trị của hắn. Lễ hội bắt đầu từ năm 1808. Tuy vậy, vì cam là thứ trái cây khá cứng nên có thể gây sát thương cho người tham dự.

Lễ hội Piercing Hindu được biết đến nhiều hơn với tên gọi “lễ hội đau đớn”. Hàng năm, mỗi khi đông về, người dân theo đạo Hindu tại Malaysia và Singapore sẽ “rục rịch” tổ chức lễ hội. Trong dịp này, người tham gia sẽ bị gắn lên cơ thể những chiếc móc nhọn, vì tin rằng điều đó thể hiện sự tôn sùng của người tôn giáo và rửa sạch tội lỗi của họ. Tuy phải chịu đau đớn về thể xác, nhưng năm nào cũng có hơn 1.000 người tham dự lễ hội này.

Lễ hội bùn Boryeong diễn ra từ ngày 15/7 đến ngày 24/7 hàng năm, là lễ hội truyền thống của người Hàn Quốc thường được tổ chức trên bãi biển Daecheon. Trong suốt những ngày diễn ra lễ hội, du khách khắp nơi trên thế giới sẽ tô vẽ cơ thể bằng bùn màu hoặc tìm cơ hội thành người may mắn trong cuộc thi đấu vật trên bùn. Lễ hội khép lại bằng những màn pháo hoa kỳ thú. Đây được coi là lễ hội không nên bỏ lỡ khi đến Hàn Quốc.

Lễ hội cà chua La Tomatina là lễ hội ném hoa quả lớn nhất châu Âu, được tổ chức vào ngày thứ Tư cuối cùng trong tháng 8 ở thị trấn Bunol, Valencia, Tây Ban Nha. Hàng năm có khoảng 30.000 người tới dự lễ hội này. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các cửa hàng, toà nhà 2 bên đường phải căng phông màn để tránh các cơn mưa cà chua. Người tham gia sẽ chọn cho mình bộ đồ thích hợp để sau trận chiến cà chua vui vẻ có thể vứt chúng vào sọt rác. Màn hỗn loạn với cà chua này sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 giờ. Đây là một lễ hội truyền thống ở Bunol kể từ những năm 1944. Mặc dù có không ít những lời phê phán xung quanh lễ hội cà chua La Tomatina, chủ yếu là chỉ trích lễ sự lãng phí thực phẩm quá lớn, thì nó vẫn tập trung một lượng lớn người dân tới đây.

Lễ hội bơi lặn ở đầm lầy lần đầu tiên tổ chức vào năm 1985. Đây là một sự kiện thể thao thường niên tại tại LLanwrtyd Wells, Powys xứ Wales, Vương Quốc Anh. Lễ hội không phân biệt lứa tuổi, giới mình, miễn là người tham gia có đam mê chinh phục những cảm giác mạnh.

Dưới cái rét âm độ tại Canada, vào mỗi dịp đầu tháng 2, người dân nước này không phân biệt giới tính hay tuổi tác sẽ tham gia lễ hội làm tóc đông lạnh tại hồ nước nóng Taknini, Yukon. Họ sẽ “dìm” mái tóc của mình xuống dòng nước ấm, rồi vuốt ngược lên và cho mái tóc dần đóng băng khi tiếp xúc nhiệt độ lạnh giá ngoài không khí, trong khi toàn bộ cơ thể vẫn đang chìm dưới hồ. Lễ hội này luôn thu hút rất đông người dân và du khách quốc tế tham gia.

Nếu người dân phương Tây đón năm mới trong không khí sôi động và náo nhiệt thì tại một hòn đảo xinh đẹp nhất thế giới, người dân lại chào đón ngày này theo một cách hoàn toàn trái ngược. “Ngày im lặng” hay “Nyepi” (theo tiếng Hindu) là sự kiện tôn giáo vô cùng quan trọng với 98% người dân theo đạo Hindu trên đảo thiên đường Bali, Indonesia. Vào ngày Nyepi, cả hòn đảo chìm trong im lặng, không một hoạt động nào được phép diễn ra. Người dân tại Bali phải tuân thủ 4 điều: không thắp lửa, không làm việc, không ăn uống, không nói chuyện mà chỉ ngồi tập trung suy nghĩ và cầu nguyện cho một năm mới.

Lễ hội Pikachu ở Yokohama thu hút phần lớn là các vị khách nhỏ tuổi. Sự kiện này tổ chức lần đầu vào năm 2014. Thế nhưng chỉ một năm sau đó, nó đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của thành phố. Đây là dịp để mọi người cùng chiêm ngưỡng các vũ điệu của Pikachu cũng như hòa vào nhịp nhảy của chúng. Lễ hội kéo dài một tuần vào tháng 8, bao gồm 1.000 hình nộm Pikachu nhảy múa, diễu hành, chào đón du khách.

Chia sẻ

Theo

Bright Side

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất