Vòng quanh Thế giới

Cô dâu thường đứng bên trái chú rể trong lễ cưới và nguồn gốc đáng sợ ít người biết

Trang Vũ
Chia sẻ

Truyền thống này có từ thế kỷ 16 và là nguồn gốc của nó khá đáng sợ.

Mùa cưới là một mùa bận rộn, rất nhiều người trong số chúng ta đều dành những ngày nghỉ cuối tuần để tham dự đám cưới của bạn bè và người thân, chứng kiến họ nên duyên vợ chồng.

Bất cứ ai đến một lễ cưới kiểu châu Âu đều biết, chú rể thường đứng bên phải và cô dâu đứng bên trái. Theo trang The Knot, hầu hết các cặp vợ chồng vẫn làm lễ theo truyền thống này, nhưng có lẽ bởi vì họ không hề suy nghĩ nhiều về ý nghĩa sâu xa về vị trí đứng của cặp đôi.

Cô dâu luôn đứng bên trái chú rể.

Hóa ra, có một lý do rất cụ thể cho điều này - và nó không hề lãng mạn một chút nào.

Truyền thống kết hôn có niên đại từ thế kỷ 16 và hình thức này được gọi là “hôn nhân bắt giữ” - về cơ bản chính là bắt cóc. Vào thời xa xưa đó, người đàn ông đôi khi sẽ thực sự phải bắt cóc một người phụ nữ và ép cô ấy trở thành cô dâu của mình - điều mà dễ dàng gây ra những tình huống không mấy tốt đẹp.

Nghe hoàn toàn đáng sợ. Ảnh: Blend Images

Trong trường hợp gia đình cô dâu hoặc một kẻ cạnh tranh đến nhà thờ để phản đối và cứu cô gái, chú rể sẽ cần tay phải của mình không vướng bận gì để dễ dàng rút kiếm bảo vệ bản thân và cô dâu bị mình bắt cóc. Rõ ràng đây không hẳn là một lễ cưới lãng mạn như trong truyện cổ tích.

Truyền thống kỳ lạ này cũng phần nào giải thích được vai trò ban đầu của phù rể - vai trò này phức tạp hơn nhiều so với việc đứng cạnh chú rể trong lúc làm lễ hoặc nói một bài diễn văn hài hước. Theo trang History Wedding, người phù rể sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng dựa vào kỹ năng đấu kiếm điêu luyện.

Phù rể sẽ đứng bảo vệ để hôn lễ diễn ra suôn sẻ. Ảnh: Moment RM

Công việc của anh ta là đứng gác bên cạnh chú rể cạnh bục tuyên thệ cho đến khi cặp đôi trao cho nhau lời thề. Anh ta cũng phải đứng bên ngoài cửa phòng ngủ trong khi cặp vợ chồng hoàn thành nghi lễ hôn nhân đầu tiên của họ để đề phòng trường hợp có người đột nhập và tấn công.

Nhìn bề ngoài, truyền thống phù dâu mặc những bộ váy tương tự như cô dâu là để xua đuổi những linh hồn ma quỷ - vì việc mặc giống nhau sẽ khiến chúng không biết cô dâu là ai. Điều này cũng sẽ gây khó khăn cho những kẻ có ý định bắt cóc cô dâu.

Bắt cóc cô dâu cũng là một tập tục vẫn xảy ra trong một số nền văn hóa ngày nay. Tờ Mirror từng đưa tin về một câu chuyện khủng khiếp vào năm 2014 về một người phụ nữ bị bắt cóc và buộc phải chấp nhận một cuộc hôn nhân sắp đặt ở Kazakhstan.

Chia sẻ

Bài viết

Trang Vũ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất