Vòng quanh Thế giới

Chủ tịch Trung Quốc công du nước ngoài: Đi máy bay gì, ai hộ tống?

Trọng Hiếu
Chia sẻ

Trong mỗi chuyến công du nước ngoài, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sử dụng phi cơ chở khách của hãng hàng không nhà nước, với đoàn hộ tống không quá 100 người.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam ngày 12-13/11. Trong dịp ngày, ông Tập cũng sẽ tham dự và phát biểu tại Hội nghị APEC ngày 10/11 ở Đà Nẵng.

Có bao nhiêu người trên máy bay đưa Chủ tịch Trung Quốc công du nước ngoài

Câu trả lời là không quá 100. Lu Peixin, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết theo kinh nghiệm của ông, máy bay chở ông Tập trong các chuyến công du nước ngoài thường có khoảng 40-50 người.

Trong chuyến thăm Nga lần đầu tiên năm 2013, Xinhua từng đưa tin số người hộ tống ông Tập còn ít hơn con số trên.

Máy bay chở ông Tập đặc biệt như thế nào?

Trong các chuyến công du nước ngoài, Chủ tịch Trung Quốc không dùng chuyên cơ mà sử dụng máy bay chở khách của hãng hàng không nhà nước Air China. Trong đó, hai chiếc thường được ông Tập sử dụng là Boeing 747 mang số hiệu B-2447 và B-2472. Khi lãnh đạo Trung Quốc không có lịch trình công du, chúng lại chuyển đổi thành máy bay chở khách thông thường.

Máy bay đưa Chủ tịch Trung Quốc công du nước ngoài là máy bay chở khách của hãng hàng không nhà nước.

Cũng có một số thông tin nói rằng Trung Quốc cũng đã có phiên bản “Air Force One” dành riêng cho cho Chủ tịch Tập, được cải tạo từ Boeing 747-8. “Air Force One” được cho là đã đi vào hoạt động, song vẫn có nguồn tin rằng chiếc máy bay mới được thử nghiệm.

Một chiếc máy bay dành cho chuyến công du được chia thành 4 phần. Cabin dành cho Chủ tịch Tập ở phía trước, chiếm khoảng một phần ba không gian, bao gồm phòng khách, phòng ngủ, văn phòng. Tiếp sau đó là khoanh dành cho các bộ trường đi tháp tùng. Khu vực này mô tả “giống như khoang hạng sang của một máy bay chở khách”, mỗi ghế đều có một chiếc bàn nhỏ. Khoang thứ ba dành cho quan chức cấp ban ngành, rộng rãi và giống khoang hạng nhất. Phần cuối máy bay dành cho những người còn lại, tương tự khoang khách trên máy bay thương mại.

Trước khi cất cánh, quy trình tuyển chọn tổ bay, kiểm tra an ninh và lắp đặt thiết bị thường kéo dài hơn một tháng.

Ai hộ tống Chủ tịch Trung Quốc?

Phu nhân Bành Lệ Viện

Theo Lu, lịch trình của bà Bành sẽ được Bộ Ngoại giao sắp xếp, nếu bà đi cùng Chủ tịch Tập trong chuyến công du. Trong các chuyến đi này, Bộ thường cử một quản lý, một phiên dịch và một nhân viên an ninh để hộ tống bà. Tất cả đều là nữ giới.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 4.

Ba đại biểu cấp nhà nước 

Nhóm hộ tống này sẽ bao gồm người đứng đầu Cơ quan Nghiên cứu Chính sách, người đứng đầu Phòng Tổng hợp của Uỷ ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng quan chức phụ trách ngoại giao.

Quan chức cấp bộ

Bộ trưởng Ngoại giao, người đứng đầu Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, Bộ trưởng Thương Mại là ba trong số các quan chức cấp cao bộ tống Chủ tịch Tập trong các chuyến công du. Theo nguyên tắc, người đứng đầu các phòng ban liên quan cũng sẽ đi cùng Chủ tịch Trung Quốc trong các trường hợp cần thiết.

Ví dụ, nếu các chủ đề được đề cập trong chuyến đi là bảo vệ môi trường và an ninh mạng, người đứng đầu các cơ quan này sẽ có mặt trong danh sách hộ tống.

“Danh sách không chỉ được quyết định dựa trên quan hệ giữa hai nước, mà còn trên quan hệ thương mại cũng như các vấn đề chung được thảo luận trong chuyến công du”, Lu nói.

Những người khác

Tuỳ theo yêu cầu và mục đích thảo luận của chuyến đi, các quan chức thuộc bộ phận liên quan của bộ cũng sẽ được cử đi hộ tống. Ngoài ra, danh sách hộ tống còn bao gồm thư ký, nhân viên an ninh, nhóm phóng viên. Tổ bay 20 người, bao gồm cơ trưởng, nhân viên kỹ thuật, điều phối bay, tiếp viên cũng sẽ có mặt trên chuyến bay.

Trong các chuyến công du, tổ bay sẽ được chia làm hai nhóm và làm việc luân phiên.

Chia sẻ

Bài viết

Trọng Hiếu

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất