Vòng quanh Thế giới

Cảnh sát kỵ binh có lợi thế gì và quá trình đào tạo khó như thế nào?

Thiên Ân
Chia sẻ

Thông thường, cảnh sát kỵ binh được triển khai để kiểm soát đám đông tại các sự kiện lớn. Một sĩ quan và con ngựa của anh ta có thể làm nhiệm vụ tương đương với hơn 10 sĩ quan mặt đất, cho phép kiểm soát tốt các đám đông lớn do ngồi trên lưng ngựa.

Tại nhiều quốc gia châu Âu, bạn có thể thường xuyên thấy cảnh sát kỵ binh tuần tra tại các khu vực thành thị. Đã bao giờ bạn tự hỏi cảnh sát kỵ binh đóng vai trò gì trong cộng đồng hoặc lực lượng này được đào tạo như thế nào không?

Vai trò cảnh sát kỵ binh

Hai thành viên của một đội cảnh sát kỵ binh ở Mỹ năm 2017.

Thông thường, cảnh sát kỵ binh được triển khai để kiểm soát đám đông tại các sự kiện lớn. Một sĩ quan và con ngựa của anh ta có thể làm nhiệm vụ tương đương với hơn 10 sĩ quan mặt đất, cho phép kiểm soát tốt các đám đông lớn do ngồi trên lưng ngựa.

Ngoài tuần tra trong các sự kiện lớn, cảnh sát kỵ binh còn có thể được triển khai trong hoạt động tìm kiếm và cứu hộ. Ngựa có thể đến những nơi mà các phương tiện khác không thể, trong khi tốc độ di chuyển của nó cũng nhanh hơn các sĩ quan đi bộ.

Bên cạnh đó, mối tương tác giữa các cảnh sát và người dân cũng tích hơn khi triển khai lực lượng kỵ binh.

Lịch sử

Maréchaussée của Pháp, tiền thân của hiến binh và là lực lượng cảnh sát quốc gia đầu tiên theo nghĩa hiện đại, là một đơn vị gồm toàn cảnh sát kỵ binh hình thành vào đầu thế kỷ 18.

Những con đường ngoằn ngoèo và vùng nông thôn rộng lớn khiến cảnh sát cưỡi ngựa trở thành một lực lượng cần thiết ở các quốc gia châu Âu tới đầu thế kỷ 20.

Việc thành lập các cơ quan thực thi pháp luật có tổ chức ở khắp châu Phi, châu Á và châu Mỹ trong thời kỳ thuộc địa và hậu thuộc địa khiến khái niệm cảnh sát kị binh được chấp nhận gần như trên toàn thế giới..

Các lực lượng cảnh sát kỵ binh nổi tiếng nhất thế giới gồm cảnh sát hoàng gia Canada, cảnh sát Mexico, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha…

Trang thiết bị

Sĩ quan cưỡi ngựa qua Cung điện Buckingham, London, năm 2005.

Yên ngựa dành cho cảnh sát kị binh được làm từ chất liệu tổng hợp để giảm tải trọng bởi cảnh sát phải cưỡi ngựa trong thời gian dài và phải mang theo nhiều thiết bị cá nhân.

Thay vì làm bằng thép, móng ngựa đóng cho ngựa của cảnh sát kỵ binh được làm từ các loại kim loại đặc biệt để có lực kéo cao hoặc có đế cao su để hợp với khu vực đô thị. Nếu móng ngựa làm bằng thép thông thường, ngựa dễ trượt chân khi đi, chạy trên vỉa hè. Đế cao su cũng giúp giảm tiếng ồn hơn và giảm tác động tiêu cực tới móng ngựa.

Cảnh sát kỵ binh thường được trang bị gậy gỗ dài hoặc gậy làm từ polycarbonate vì dùi cui tiêu chuẩn không đủ dài để tấn công người đứng trên mặt đất.

Đào tạo thành cảnh sát kỵ binh khó như thế nào?

Việc huấn luyện để trở thành một cảnh sát kỵ binh là vất vả. Tất cả các sĩ quan phải tham gia học viện cảnh sát, làm công việc tuần tra như một sĩ quan bình thường trong 3 năm trước khi được xem xét vào đơn vị đặc biệt.

Nếu được nhận vào đơn vị cảnh sát kỵ binh, sĩ quan sẽ bắt đầu một khóa đào tạo chuyên ngành. Họ sẽ được học về cách cưỡi ngựa, thuật cưỡi ngựa và sức khỏe của ngựa. Ngoài những bài học riêng về ngựa, họ cũng phải thành thạo các kỹ thuật kiểm soát đám đông và huấn luyện tìm kiếm cứu nạn. Những bài học này thường kéo dài 6 tháng.

Một cảnh sát kỵ binh đang chuẩn bị cho nhiệm vụ kiểm soát đám đông ở Damstraat, thành phố Amsterdam, Hà Lan năm 2009.

Trong khi đó, ngựa được sử dụng trong đội cảnh sát kỵ binh cũng phải được đào tạo chuyên ngành. Từ trước tới nay, những con ngựa được dùng trong các sở cảnh sát đều là ngựa kéo hoặc ngựa quý. Sở dĩ phải chọn loại ngựa như vậy bởi chúng có thái độ bình tĩnh và cơ thể to lớn.

Những con ngựa sau đó phải trải qua huấn luyện chuyên sâu để chuẩn bị cho bất kỳ tình huống nào khi đi tuần. Giải mẫn cảm (điều trị hoặc quá trình làm giảm khả năng đáp ứng cảm xúc với một k.ích thích tiêu cực) cho ngựa với nhiều nơi và nhiều loại âm thanh là cần thiết bởi chúng sẽ phải đối mặt với các tình huống không thể đoán trước và dễ bị tổn thương, khác nhiều so với những gì những chú ngựa bình thường phải đối mặt.

Cảnh sát và ngựa đều phải trải qua quá trình đào tạo khắt khe.

Ngựa trong đội kỵ binh sẽ xuất hiện ở những nơi đông người, có khói thuốc, pháo sáng, súng cùng nhiều tình huống xáo trộn khác. Ngựa cũng phải tập đi bộ trên cầu, bập bênh hay các bề mặt xa lạ khác.

Kết thúc khóa huấn luyện với ngựa, cảnh sát kỵ binh sẽ phải tự tin tiếp cận được mọi tình huống trong khi vẫn hoàn toàn bình tĩnh.

Chia sẻ

Bài viết

Thiên Ân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất