Vòng quanh Thế giới

Các nhà khoa học công bố tổng khối lượng 'chất thải nặng' mỗi người sẽ tạo ra trong suốt cuộc đời

Theo Metro
Chia sẻ

Đã bao giờ sau khi "đi nặng", bạn cảm thấy nhẹ nhõm và tự hỏi chất thải vừa cho ra bao nhiều gram chất thải?

Giáo sư y học Kim Barrett thuộc trường Đại học California (Mỹ) đã dành thời gian dài nghiên cứu về “chất thải nặng” của cơ thể con người. Bà cho biết, trung bình một người trưởng thành sản xuất 400 gram chất thải mỗi ngày. Đây chính là lý do tại sao chúng ta có cảm giác sảng khoái, nhẹ nhõm sau mỗi lần “đi nặng” nặng hơn bình thường.

Chắc chắn bạn đang nhẩm tính xem một năm mình sản xuất được bao nhiêu cân? Đáp án là 145 kg. Khối lượng này tương đương với một chú gấu Panda dễ thương đã đến tuổi trưởng thành.

Giáo sư Barrett cho biết, một người phụ nữ Mỹ sống đến năm 81 tuổi, sẽ sản xuất được khoảng 11.575 kg chất thải trong suốt cuộc đời mình. Lượng chất thải này tương đương cân nặng của 6 con hà mã đực trưởng thành.

Hãy tưởng tượng 6 chú hà mã đực to lớn được thu gọn thành một đống chồng chất lên nhau. Bạn sẽ để lại cho đời khá nhiều đấy.

Còn đối với nam giới Mỹ, mỗi người đàn ông có tuổi thọ trung bình là 76 tuổi sẽ sản xuất khoảng 11.030 kg chất thải từ khi sinh ra đến lúc chia lìa cõi đời.

Đến đây bạn có thể dễ dàng nhận thấy, nhu cầu “đi nặng” của phụ nữ cao hơn đàn ông. Có lẽ nào đây là một trong những lý do tại sao phụ nữ lại sống lâu hơn đàn ông?

Ảnh minh họa: Getty

Ngoài ra, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Georgia còn tính toán được thời gian con người đưa “chất thải rắn” ra ngoài cơ thể. Theo đó, nếu bạn có hệ tiêu hóa tốt, không mắc bệnh đường ruột và hoàn toàn khỏe mạnh, bạn sẽ chỉ mất 2 giây để chất thải tuột ra ngoài. Đây là thời gian lý tưởng. Còn đối với những người bị táo bón, con số này là 12 giây.

Trong một cuộc khảo sát về tần suất “đi nặng” do tạp chí Metro thực hiện, kết quả cho thấy có 35% người “đi nặng” đều đặn hàng ngày, 30% người “đi nặng” 2 ngày 1 lần.

Mặc dù nghiên cứu khoa học về khối lượng chất thải có vẻ khá vô dụng, nhưng nếu chịu nhìn nhận những con số này một cách nghiêm túc, chúng ta có thể hiểu hơn về số lượng “chất thải” mà chúng ta cần phải cho ra để giữ cơ thể khỏe mạnh. Táo bón tưởng là vô hại, nhưng thực ra đó chính là dấu hiệu của một vài căn bệnh không thể chẩn đoán như tuyến giáp hoạt động kém, tiểu đường, thậm chí là một vài triệu chứng rối loạn tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm.

Vậy dựa vào kết quả khoa học trên, bạn đã có thể tự đánh giá xem mình có “đi nặng” đều đặn hay không chưa?

Chia sẻ

Theo

Metro

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất