Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Biến thể Delta Plus nguy hiểm khi dễ lây lan hơn cả Delta như thế nào?

Medical News Today Theo dõi Saostar trên google news

Biến thể Delta Plus đã xuất hiện ở hơn 10 quốc gia, khiến các chuyên gia lo ngại về tốc độ lây truyền virus.

Chính phủ các nước và nhóm chuyên gia y tế vẫn đang theo dõi sát sao những biến chủng của virus SARS-CoV-2. Theo WHO, hiện đã có 11 biến thể được phát hiện và giám sát. 

Một trong số đó là biến thể Delta (B.1.617.2), xuất hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. Với khả năng lây lan cao hơn 40 - 60% so với biến thể Alpha, nó nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. 

Đáng quan ngại hơn khi các nhà nghiên cứu lại tiếp tục phát hiện biến thể Delta plus, còn được gọi là B.1.617.2.1 hoặc AY.1. Cơ quan y tế công cộng Anh nhận định đây là "biến thể đáng lo ngại", với 197 ca nhiễm được báo cáo ở 11 quốc gia kể từ ngày 22/6.

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 3/8 ghi nhận 2 ca mắc biến thể Delta Plusl à một người đàn ông không có tiền sử đi du lịch và một du khách nước ngoài.

Biến thể Delta Plus nguy hiểm khi dễ lây lan hơn cả Delta như thế nào? Ảnh 1

Theo chia sẻ của WHO, biến thể này "không quá phổ biến". Hiện tại, Delta và các biến thể khác vẫn có mối đe doạ lớn hơn với sức khỏe cộng đồng vì khả năng lây truyền cao. 

Hiệp hội gene SARS-CoV-2 Ấn Độ (INSACOG) đang nghiên cứu thêm về biến chủng này. Họ nhận thấy Delta plus có các đặc điểm sau: tăng khả năng lây truyền, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và giảm khả năng đáp ứng kháng thể đơn dòng trong liệu pháp điều trị Covid-19.

Khác với Delta, Delta Plus mang đột biến K417N, một protein đột biến có khả năng lây nhiễm cao sang các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, đột biến này cũng được tìm thấy trong các biến thể Beta và Gamma, nên đặc điểm này cũng không hẳn là đáng lo ngại.

Theo Tiến sĩ Jeremy Kamil, nhà virus học thuộc Trung tâm Khoa học Y tế, Đại học Bang Louisiana (Mỹ), Delta Plus "có khả năng lây lan mạnh hơn với hững người đã từng bị nhiễm bệnh trước đó, nhóm đối tượng có sức khỏe yếu hoặc miễn dịch vaccine không phát triển hoàn thiện". Nhưng một lần nữa, đặc trưng này của nó lại giống phiên bản Delta. 

Biến thể Delta Plus nguy hiểm khi dễ lây lan hơn cả Delta như thế nào? Ảnh 2

Các chuyên gia khác lo ngại về nguy cơ giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, chẳng hạn như bamlanivimab, etesevimab và REGN-COV2. Song, đây "không phải là sự khác biệt lớn, vì bản thân các liệu pháp trên chỉ mang tính chất nghiên cứu và rất ít người đủ điều kiện để áp dụng", trích lời nhà dịch tễ học và chuyên gia vaccine Chandrakant Lahariya.

Đối với biến thể Delta, vaccine Pfizer và Oxford-AstraZeneca có hiệu quả ngăn bệnh nặng và nhập viện tương ứng là 96% và 92% sau khi tiêm 2 liều. Hiện không có đủ dữ liệu về hiệu quả của vaccine đối với biến thể Delta Plus. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chứng minh biến thể này có thể lây nhiễm cho những người đã tiêm chủng. Hơn nữa, không có tỷ lệ lây nhiễm tăng đột biến tại bất cứ quốc gia nào trong số những nước ghi nhận sự xuất hiện của Delta Plus.

Mặc dù một biến thể SARS-CoV-2 mới sẽ khiến dư luận quan tâm, nhưng hiện không có dấu hiệu cho thấy Delta Plus có khả năng lây nhiễm hoặc nguy hiểm hơn các biến thể khác. Để có kết luận chính xác, cần có thêm nghiên cứu và dữ liệu từ những người bị nhiễm biến thể này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Medical News Today

Tin mới nhất