Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Mỹ chìm trong biểu tình đốt phá, hơi cay và lựu đạn sau vụ người da màu bị cảnh sát ghì chết

Sau cái chết của người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì cổ, các cuộc biểu tình với khẩu hiệu "Tôi không thể thở" lan khắp nhiều thành phố Mỹ đòi công lý được thực thi.

Những người biểu tình tiếp tục phản đối cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tử vong hôm 25/5 tại Minneapolis trong tình trạng không vũ trang, còng tay, và bị cảnh sát ghì đầu xuống đất. Anh này liên tục van xin cảnh sát rằng mình “không thở được” nhưng vẫn bị ghì đầu tới chết.

Sự phẫn nộ tràn qua các cộng đồng trên cả nước khi video về những khoảnh khắc cuối đời của Floyd bắt đầu lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội.

Trong một tuyên bố, Văn phòng Kiểm tra Y tế Hạt Hennepin cho biết nguyên nhân và cách thức tử vong của Floyd vẫn đang chờ được xử lý và đang được điều tra bởi cơ quan thực thi pháp luật địa phương, tiểu bang và liên bang.

Vụ việc gợi nhớ về cái chết của Eric Garner vào năm 2014, người đã thốt lên câu “Tôi không thở được” khi đang bị một cảnh sát New York làm cho ngạt thở. Kể từ khi Garner qua đời, cụm từ này đã trở thành một câu cổ động trong phong trào Black Lives Matter (tạm dịch: Mạng sống của người gốc Phi quan trọng).

Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát gây ra cái chết cho Floyd, đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba, vô tình gây ra cái chết cho người khác và tội ngộ sát do bất cẩn. Trong khi đó, các cuộc biểu tình đang lan rộng trên khắp nước Mỹ đòi công lý phải được thực thi cho Floyd.

Sau cái chết của George Floyd, các cuộc biểu tình với khẩu hiệu “Tôi không thể thở” lan khắp nhiều thành phố Mỹ đòi công lý được thực thi. Trong ảnh, chiếc xe bắt lửa tại một gara trong cuộc biểu tình ở Minneapolis, ngày 29/5.

Một người đàn ông đứng trên nóc xe cảnh sát trong một cuộc biểu tình bên ngoài trung tâm CNN tại Georgia.

Nhà báo CNN Omar Jimenez, được đưa vào đồn cảnh sát khi đang tường thuật trực tiếp tại cuộc biểu tình ở Minneapolis hôm 29/5.

Một người đàn ông bị cảnh sát xịt hơi cay khi đang biểu tình tại Tennessee, ngày 28/5.

Xe cứu hoả dập lửa tại một toà nhà bị thiêu cháy rụi tại Minneapolis. Chính quyền Mỹ phải điều 500 Vệ binh Quốc gia tới hai thành phố của bang Minnesota là Minneapolis và Saint Paul để hỗ trợ lực lượng chức năng theo đề nghị của Thống đốc Tim Walz

Một cửa hàng Walgreen bị phá hoại trong cuộc biểu tình ở Oakland, bang California.

Cảnh sát đụng độ người biểu tình ở trung tâm thành phố Los Angeles.

Cảnh sát bắn hơi cay vào người biểu tình gần Tòa nhà Đại hội tiểu bang Colorado trong cuộc biểu tình ngày 29/5 tại thành phố Denver.

Một xe ô tô bị đốt cháy trong biểu tình tại Minneapolis ngày 29/5.

Một người bị cảnh sát bắt giữ trong cuộc biểu tình tại Houston. Gần 200 người đã bị bắt ở Houston, bang Texas, sau cuộc biểu tình vào tối 29/5. Hầu hết sẽ bị buộc tội cản trở luật pháp.

Người biểu tình kêu gọi cảnh sát ngừng sử dụng vũ lực tại trung tâm thành phố Lexington, bang Kentucky hôm 29/5.

Đám đông người biểu tình đi dọc theo Đại lộ Pennsylvania phản đối cái chết của George Floyd.

Một người phụ nữ hét lên trước mặt phó cảnh sát trưởng trong cuộc biểu tình hôm 28/5 sau cái chết của người da màu George Floyd ở Minneapolis.

Sữa được đổ lên mặt một người biểu tình đã tiếp xúc với lựu đạn và hơi cay.

Tony L. Clark giơ tấm ảnh của George Floyd ở gần Cup Food, Minneapolis.

Bộ Tư pháp và Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết họ đang điều tra về cái chết của George Floyd.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết CNN

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc