Vòng quanh Thế giới

Bí ẩn sinh vật sống ở giếng cổ trong chùa bị vùi lấp 30 năm

Theo vietq.vn
Chia sẻ

Mới đây, nhiều người bất ngờ khi tìm thấy 2 sinh vật sống trong chiếc giếng cổ bị vùi lấp 30 năm tại chùa Hỏa Thần, trên đường Nam Hưng, Quảng Hàn, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Sau vài chục năm bỏ hoang, ngôi chùa Hỏa Thần ở Trung Quốc được sửa chữa. Các công nhân được đề nghị tìm chiếc giếng cổ trên một khu đất bằng phẳng và tiến hành khôi phục nó. Phải mất ba ngày họ mới tìm ra miệng giếng và thực hiện đào xuống. Hai ngày đầu, vì gặp rất nhiều lớp đá, họ chỉ đào được 6 mét. Nhóm công nhân này lại tiếp tục tiến hành công việc. Đang đào, một công nhân phát hiện lớp đá cứng, lớp đá này đột nhiên di chuyển khiến anh giật mình hoảng sợ vội vàng leo lên trên.

Anh nói nó trông giống như chiếc mai rùa. Nhưng một chiếc giếng đã bị vùi lấp 30 năm sao lại có rùa sống bên trong đó? Cho đến khi họ hút hết nước và bùn, một đôi rùa lộ ra thì mọi người mới ngạc nhiên, không ai giải thích nổi. Hai con rùa chiều dài cơ thể khoảng 70cm, đường kính mai rùa khoảng 40cm đang sinh sống trong đó.

Chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Thành Đô bày tỏ nghi ngờ: “Nói chung, trong môi trường ẩm ướt, trường hợp rùa sống sót qua 1 hoặc 2 thập kỷ vẫn có thể xảy ra, nhưng hai con rùa này lại sống trong lòng đất 30 năm, quả thực là hy hữu”.

Trên thế giới, có một loài rùa có thể sống trong thời tiết khắc nghiệt là rùa sa mạc. Loài rùa sống trong vùng sa mạc phía Tây Nam Hoa Kỳ và Tây Bắc Mexico. Trong mùa hè, nhiệt độ mặt đất mà chúng có thể chịu được là khoảng 60 độ C. Để đánh bại cái nóng mùa hè, những con rùa sa mạc đào hố dưới lòng đất để có thể trốn khỏi ánh nắng mặt trời. Một số những đường hầm này có chiều dài tới 10 mét. Mỗi hang ổ có thể chứa tới 25 chú rùa.

Rùa sa mạc cũng đào rãnh trên mặt đất để hứng nước mưa. Sau một cơn bão, chúng sẽ trở lại những rãnh để uống nước đọng lại. Một khi đã uống đủ lượng nước cần thiết, một con rùa sa mạc có thể hoạt động trong 1 năm mà không cần phải uống thêm một lần nào nữa. Loài bò sát này trữ nước trong bàng quang và nó sẽ dùng dần để duy trì cuộc sống.

Mặc dù chung sống trong hang ổ với nhau nhưng rùa sa mạc khá cô đơn. Đôi khi những chú rùa đực sẽ chiến đấu để chứng minh sự thống trị. Cuộc đấu chỉ kết thúc khi một con nằm bẹp lên lưng con kia. Con rùa thua cuộc sẽ bị lật ngược cơ thể lên.

Những chú rùa con sau khi phá vỏ trứng ra ngoài sẽ tự mình tìm hoa và cỏ dại để ăn. Khác với rùa biển, rùa sa mạc từ lúc mới sinh đã có được những kĩ năng sinh tồn trong môi trường sống khắc nghiệt ở sa mạc.

Chia sẻ

Theo

vietq.vn

Tin mới nhất