Thời phong kiến Trung Quốc xưa, con người rất coi trọng cuộc sống ở thế giới bên kia. Dù là xây dựng lăng mộ hay tổ chức tang lễ đều rất quan trọng, hơn nữa là một vị hoàng đế, tang lễ cũng sẽ rất hoành tráng, không chỉ có lăng tẩm khổng lồ mà trong lăng còn có nhiều đồ quý giá được chôn cất.
Việc chôn cất rất phổ biến nên dù là hoàng đế, tướng quân hay người dân thường đều được chôn dưới đất sau khi chết. Nhưng sau khi chôn cất, tử thi rất dễ thối rữa, người xưa tin rằng con người sau khi chết sẽ sống ở một thế giới khác nên họ cố gắng tránh để xác chết thối rữa.
Đó là hoàng đế. Về phận các thê thiếp cũng có một số đặc điểm riêng. Mặc dù địa vị của phụ nữ ở thời xưa không mấy được coi trọng, nhưng là thê thiếp của hoàng đế trong hậu cung, địa vị của họ tương đối cao quý, ngay cả khi an táng cũng rất đặc biệt. Trước khi chôn cất, sẽ có các cung nữ làm vệ sinh cơ thể cho các phi tần, thậm chí bịt kín cửu khiếu (9 lỗ) trên cơ thể, trong đó đương nhiên bao gồm cả hậu môn.
Mặc dù con người đã tắt thở và không còn đặc điểm sống sau khi chết, nhưng vẫn sẽ có một số chất thải phát tán ra khỏi cơ thể. Một số vi khuẩn tồn tại trong những chất thải này sẽ ảnh hưởng đến tử thi và thậm chí đẩy nhanh quá trình phân hủy.
Do đó, nếu đóng kín các khiếu huyệt thì tốc độ phân hủy của tử thi có thể bị chậm lại ở một mức độ nhất định, để người chết giữ được vẻ đẹp lâu nhất. Chính bởi như vậy, các phi tần sau khi qua đời sẽ dùng nút ngọc nhét vào hậu môn.
Lý do dùng ngọc nhét vào hậu môn bởi trong mắt người xưa, ngọc là điềm lành, mang ý nghĩa tốt đẹp, có thể xua đuổi tà ma, thậm chí có thể trấn trạch, nên ngọc cổ cũng là một vật phẩm rất được ưa chuộng.
Một số người sẽ chọn loại ngọc bích có chất lượng tốt hơn để chặn cửu khiếu của tử thi, do đó, khi một số ngôi mộ cổ được khai quật ở thời hiện đại, thi hài của một số hoàng đế và phi tần vẫn còn tương đối nguyên vẹn, điều này liên quan rất nhiều đến tục lệ kể trên.
Xem thêm: Sau khi Hoàng đế thị tẩm, thái giám sẽ xoa bóp bụng của phi tần để làm gì?