Vòng quanh Thế giới

Bà trùm băng đảng 'Đầu Rắn' và đường dây buôn người khét tiếng bằng thùng container

Theo Mirror
Chia sẻ

Bà trùm Trung Quốc có biệt danh "Chị Ping" là kẻ chuyên đưa người nhập cư trái phép vào các nước phương Tây và băng nhóm của bà ta kiếm về hàng triệu USD trong suốt 20 năm nhờ hoạt động mất nhân tính này.

“Mẹ của các Đầu Rắn”

“Chị Ping” được mệnh danh là “Mẹ của các Đầu Rắn” - những kẻ kiếm được hàng triệu đô từ việc buôn người trái phép trong suốt 20 năm. Bà trùm “băng đảng ngầm” - “Chị Ping” đã chết trong một nhà tù ở Texas (Mỹ) vào năm 2014 khi đang lãnh án 35 năm tù vì tội xây dựng mạng lưới buôn người tinh vi nhất thế giới. Bà được ước tính đã đưa tới 200.000 người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Tại phiên tòa xét xử ở New York vào năm 2005, “Chị Ping” được mô tả là “hiện thân của ác quỷ”, kẻ đã làm giàu bằng cách đưa nhiều thế hệ người Trung Quốc đi nhập cư trái phép khắp thế giới với giá 20.000 bảng cho mỗi trường hợp, kể từ đầu những năm 1980.

Khoản nợ này sẽ được các nạn nhân trả bằng tiền lương của họ từ những công việc lao động chân tay sau khi được “vận chuyển” thành công vào nước ngoài. Hoặc, người thân của họ ở tỉnh Phúc Kiến - nơi được gọi là “cái nôi buôn người” của Trung Quốc, sẽ phải trả bằng cách vay tiền từ… chính “Chị Ping”.

Cảnh sát cuối cùng đã truy lùng và bắt được bà trùm trong khu China Town ở New York và bỏ tù người phụ nữ này vìị tội buôn người. Nhưng mặc dù “Chị Cả” bị giam giữ rồi chết sau song sắt, băng đảng “Đầu Rắn” vẫn tiếp tục hoạt động, thậm chí còn lớn mạnh dù thủ lĩnh mới vẫn là ẩn số.

Ước mơ đổi đời của những nạn nhân

Không có “Chị Ping”, băng đảng “tiến bộ” theo thời đại bằng việc sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, bao gồm cả Tinder, MoMo, và WeChat, với những lời hứa hẹn có cánh như “Du lịch an toàn 100%”.

Hầu hết các nạn nhân sẽ được bay từ Trung Quốc đến Serbia và sau đó được vận chuyển bằng đường bộ qua Hungary, Áo, và Pháp, cuối cùng là ngồi thuyền từ Bỉ hoặc Hà Lan để đến Anh.

Đường dây “Đầu Rắn” quảng cáo “dịch vụ” trên các ứng dụng bằng những khẩu hiệu hấp dẫn như “Qua cửa khẩu cực nhanh!” hay “Chỉ thanh toán khi đến nơi!”. Những người Trung Quốc mơ ước có một cuộc sống mới ở đất khách sẽ phải chuyển khoản online trước số tiền 5.000 nhân dân tệ (16,5 triệu đồng). Sau đó, họ sẽ bị nhồi nhét vào thuyền hoặc xe container để thực hiện một chuyến hành trình dài, tăm tối và đầy rủi ro.

Người Trung Quốc, đặc biệt là những người có trình độ học vấn thấp, liên tiếp bị dụ dỗ tới châu Âu và Bắc Mỹ bằng những lời hứa về mức lương cao hơn nhiều so với số tiền họ có thể kiếm được ở quê nhà, bất chấp những rủi ro đáng kể. Các nạn nhân sẽ muốn rời khỏi Trung Quốc với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn ở Anh, nhưng hành trình đến Anh của họ rất khốn khổ và đầy rủi ro, phải sống hàng tháng trời ở thùng sau của những chiếc xe tải trong điều kiện bẩn thỉu và nguy hiểm.

Hành trình đến Anh của các nạn nhân rất khốn khổ và đầy rủi ro, họ phải sống hàng tháng trời ở thùng sau của những chiếc xe tải trong điều kiện bẩn thỉu và nguy hiểm.

Hầu hết các nạn nhân sẽ được bay từ Trung Quốc đến Serbia và sau đó được vận chuyển bằng đường bộ qua Hungary, Áo, và Pháp, cuối cùng là ngồi thuyền từ Bỉ hoặc Hà Lan để đến Anh.

Mike Gradwell, cựu cảnh sát thuộc sở cảnh sát Lancashire, người từng tham gia điều tra thảm kịch khiến 23 người nhập cư Trung Quốc chết đuối ở vịnh Morecambe (Anh) năm 2004, nói với BBC rằng, hầu hết những nạn nhân được vận chuyển theo đường dây của băng đảng “Đầu Rắn”.

Lisa Yam, một luật sư chuyên về người nhập cư từ Trung Quốc, phát biểu: 'Chúng tôi không thể hiểu lý do nào khiến nhiều người Trung Quốc chọn đến Anh bằng con đường này”.

Những chiếc xe tải “nhộn nhịp” về đêm ở cảng Essex

Cựu nhân viên bảo vệ cảng Essex - nơi phát hiện thi thể của 39 người chết trong container hôm 23/10, ông Gary Lilley, 61 tuổi, đã mô tả sông Thames ở cảng “trở nên sống động vào ban đêm” khi những người nhập cư được đưa đến.

Ông Lilley, sống đối diện cảng, từng làm việc trong sáu tuần tại nơi đây vào năm 2012, khẳng định rằng có nhiều xe buýt mini đến đón những người nhập cư trái phép sau khi họ được đưa vào cảng.

Cảng Essex - nơi phát hiện thi thể của 39 người chết trong container vào ngày 23/10.

“Mấy chiếc xe buýt mini đợi ở đó vào ban đêm để đón họ (những nạn nhân). Mùa hè năm ngoái trong đợt nắng nóng, tôi đã tặng chai nước cho hai bé gái 5 tuổi khi trông thấy chúng vô cùng tuyệt vọng”. - ông Lilley chia sẻ.

Ông Lilley cho biết thêm, an ninh ở cảng khá “lỏng lẻo”. Máy quét X-quang sử dụng để scan khách và xe tải chỉ được đưa đến hai tháng một lần và được sử dụng trong một ngày để quét các phương tiện nhập cảng.

Một người dân địa phương sống trong khu vực này 30 năm, cho biết dù những nạn nhân qua đời khiến anh ta “đau lòng và buồn bã”, nhưng anh không lấy làm ngạc nhiên về những gì đã xảy ra.

Thùng xe tải chở 58 người nhập cư từ Trung Quốc đến cảng Dover vào năm 2000.

Trước vụ việc 39 người chết xảy ra vào hôm 23/10, đã có hai thảm kịch tương tự khác liên quan tới người nhập cư Trung Quốc từng gây chấn động nước Anh.

Năm 2000, tại cảng Dover, 58 thi thể người Trung Quốc đã được tìm thấy bên trong một chiếc xe container mà nguyên nhân tử vong được xác định là bị ngạt khí. Các máy quét được sử dụng để phát hiện người đi lậu trong các xe tải, nhưng một số nguồn tin cho biết chúng không hoạt động tốt trên các thiết bị lạnh.

Đây là hình ảnh được chụp tại Dover, cho thấy những người di cư bất hợp pháp ngồi trên các hộp bên trong một chiếc xe container.

4 năm sau, 23 người Trung Quốc khác bị nhóm dẫn dắt nhập cư nhẫn tâm bỏ rơi trên bãi biển ở vịnh Morecambe, khiến họ chết đuối. Lin Liang Ren, kẻ đứng sau vụ việc, đã bị tuyên án 14 năm tù.

Chia sẻ

Theo

Mirror

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất