Vòng quanh Thế giới

VIDEO: Hồ băng Bắc Cực bốc cháy nghi ngút

Theo Daily Mail
Chia sẻ

Theo các nhà khoa học, hiện tượng trên là do lượng khí metan trong hồ quá cao.

Mới đây, các nhà khoa học đã thực hiện một thí nghiệm đầy bất ngờ tại hồ băng ở miền bắc Alaska, nơi có chứa nhiều tảng băng vĩnh viễn. Theo đoạn video được đăng tải, khi phá hủy một lớp băng nhỏ, sau đó dùng bật lửa tác động, lớp băng trên hồ bỗng nhiên bốc cháy dữ dội, bất chấp khí hậu khắc nghiệt.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng trên là do lượng khí metan trong hồ quá cao. Khi lớp khí này thoát ra từ dưới bề mặt băng, vô tình gặp nhiệt độ cao, sẽ dễ dàng bốc cháy. Trước đó, họ cũng phát hiện khí này tự tìm cách giải phóng khi sủi bọt trên mặt hồ.

Đoạn video ghi lại hình ảnh ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt ngay trên lớp băng dày ở Bắc Cực. Video: University of Alaska Fairbanks

Giáo sư Katey Walter Anthony, công tác tại Đại học Fairbanks Alaska cảnh báo hiện tượng trên có thể làm tan băng vĩnh cửu bên dưới lớp hồ, thúc đẩy biến đổi khí hậu. “Nếu các lớp băng bị tan vỡ, các chất hữu cơ bên dưới sẽ bị vi khuẩn phân hủy. Khí metan được 'phóng thích; sẽ thúc đẩy nhanh hơn hiện tượng trái đất nóng lên, đồng thời cũng khiến băng vĩnh cửu tan nhanh hơn. Đây là một chu kỳ phản hồi tự lập“, giáo sư cho biết.

Các nhà khoa học cũng dự đoán có khoảng 1,5 nghìn tỷ tấn CO2 nằm sâu bên trong các lớp băng vĩnh cửu, gấp đôi số lượng tìm thấy trong bầu khí quyển. Nếu lượng carbon bên dưới các lớp băng vĩnh cửu được giải phóng, chúng sẽ tạo ra khí thải metan và CO2 tương đương với việc đốt cháy 2,5 lần tất cả các khu rừng trên thế giới. Trong khi đó, khí metan độc hại và có sức tàn phá hơn gấp 23 lần so với carbon dioxide (CO2).

Khí metan tồn tại trong chất thải động vật, các bãi chôn lấp, mỏ than và ống dẫn khí tự nhiên bị rò rỉ.

Các tảng băng vĩnh cửu thường được tìm thấy ở các vùng Bắc Cực như Alaska, Siberia và Canada, là mối quan tâm đặc biệt đối với các nhà khoa học, do khả năng ngăn sự phân hủy đến hoàn hảo. Trước đó, một một xác chết có niên đại 2.500 năm tuổi, chôn tại Siberia được phát hiện khi vẫn còn nguyên vẹn hình xăm trên cơ thể. Hay xác của một con voi khổng lồ được tìm thấy trên bờ biển Bắc Cực vẫn còn nguyên “mái tóc” dù đã hơn 39.000 năm tuổi.

Các tảng băng trên thường bao gồm đất, sỏi, cát và được các lớp băng liên kết lại trong hàng nghìn năm. Tuy vậy, sự nóng lên toàn cầu có thể làm tan chảy các chúng, giải phóng lượng lớn khí CO2 và metan , gây hại cho bầu khí quyển.

Chia sẻ

Theo

Daily Mail

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất