Vòng quanh Thế giới

Cảm động giây phút vượn chìa tay kéo nhân viên đang bắt rắn dưới nước

Theo Daily Mail
Chia sẻ

Một chú vượn sống trong khu bảo tồn ở Borneo đã khiến nhiều người cảm động trong khoảnh khắc chìa tay tỏ ý muốn giúp đỡ một người đàn ông đang ngâm mình dưới dòng sông lầy lội để bắt rắn.

Một chú vượn sống trong khu bảo tồn ở Borneo đã khiến nhiều người cảm động trong khoảnh khắc chìa tay tỏ ý muốn giúp đỡ một người đàn ông đang ngâm mình dưới dòng sông lầy lội để bắt rắn.

Bức ảnh được chụp bởi Anil Prabhakar, một nhiếp ảnh gia nghiệp dư đến từ Indonesia đang vốn cùng bạn bè tham quan khu vuờn bảo tồn. Anh đến từ một tổ chức phi chính phủ của Borneo chuyên bảo vệ động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Thời điểm chụp bức ảnh là khi một người nhân viên của khu vườn được thông báo có rắn trong khu vực nên anh ta đang cố tìm bắt và xua đuổi chúng để bảo vệ cho những chú vượn sống ở đây.

Khi thấy người nhân viên chật vật bắt rắn ở dưới nước, một chú vượn to lớn đã chìa tay ra ngỏ ý muốn kéo anh ta lên.

Tuy nhiên, người nhân viên đã từ chối sự giúp đỡ này của chú vượn.

Khi thấy người nhân viên chật vật bắt rắn ở dưới nước, một chú vượn to lớn đã chìa tay ra ngỏ ý muốn kéo anh ta lên. Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia Prabhakar đã tiết lộ rằng người nhân viên trong bức ảnh đã từ chối cái bắt tay của chú vượn. Ông chỉ đơn giản giải thích: “Vì đó là động vật hoang dã, chúng không quen thuộc với chúng ta, dù các nhân viên đang bảo vệ chúng đấy”.

Hiện nay, loài này chỉ có 800 cá thể và đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng.

Tổ chức bảo tồn loài Vượn Borneo (The Borneo Orangutan Survival Foundation) là một tổ chức phi chính phủ thành lập vào năm 1991. Hiện có 400 thành viên và đang bảo vệ gần 650 cá thể đười ươi. Cho đến nay, các nhà khoa học tin rằng có 2 loài vượn khác nhau, Bornean và Sumatran. Tuy nhiên, vào năm 1997, các nhà khoa học bắt đầu điều tra và tìm hiểu DNA, xương và răng của 33 loài vượn bị tuyệt chủng và đưa ra kết luận có 1 giống loài mới. Họ đặt tên cho loài này là Pongo tapanuliensis hay vượn Tapanuli. Hiện nay, loài này chỉ có 800 cá thể và đang đứng trước nguy cơ tiệt chủng.

Chia sẻ

Theo

Daily Mail

Tin mới nhất