Vòng quanh Thế giới

Cho nhân viên đeo bảng thông báo đến 'mùa dâu', cửa hàng Nhật Bản bị chỉ trích

Theo Telegraph
Chia sẻ

Từ khi thông qua chính sách cho nhân viên nữ mang biển thông báo đến kỳ kinh nguyệt, chuỗi cửa hàng bách hóa đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều.

Hệ thống Daimaru Umeda ở thành phố Osaka, Nhật Bản là nơi khởi nguồn của ý tưởng độc đáo này. Một số nhân viên nữ đã đề nghị cấp trên phát hành “bảng thông báo kinh nguyệt” để nhắc khéo các đồng nghiệp mình đang trong thời kỳ nhạy cảm, cần được hỗ trợ nhiều hơn, chẳng hạn như mang vác vật nặng hoặc nghỉ ngơi lâu thêm một chút.

Tuy nhiên, huy hiệu với nhân vật Seiri Chan, nhân vật biểu tượng cho kinh nguyệt trong một bộ phim hoạt hình, lại không được chào đón cho lắm. Một nam quản lý chia sẻ: “Khách hàng tìm đến chúng tôi để phàn nàn về biển báo 'đèn đỏ' trên. Có nhiều người còn lo ngại về nguy cơ bị quấy rối, đó là điều mà Daimaru đã sơ sót không cân nhắc đến. Chúng tôi sẽ xem xét lại kế hoạch này”.

Cận cảnh bảng thông báo của các nhân viên nữ.

Ông cho biết chuỗi cửa hàng đề ra chính sách này nhân dịp khai trương gian hàng chuyên về sản phẩm vệ sinh phụ nữ, nhưng không bắt buộc tất cả nhân viên đều phải tuân theo. Có khoảng 500 nhân viên nữ của Daimaru đã sử dụng huy hiệu này, giúp họ nhận ra khi nào đồng nghiệp đang thấy không khỏe trong người và kịp thời tương trợ. Cửa hàng đã hủy bỏ chính sách đeo bảng thông báo, song vẫn sẽ tìm cách khác thay thế trong nội bộ, bởi đa số nhân viên nữ đều ủng hộ chương trình này.

Seiri-chan với gương mặt hình trái tim cùng đôi môi đỏ mọng đã nhanh chóng trở thành “ngôi sao” tại Nhật Bản, nơi những chủ đề xoay quanh vấn đề nhạy cảm như kinh nguyệt và cơ thể phụ nữ vẫn là điều cấm kị. Seiri-chan được sinh ra dưới ngòi bút của họa sĩ Ken Koyama, trong bộ truyện tranh nổi tiếng Little Miss P, nơi khiến giới trẻ xứ hoa anh đào “phát cuồng” vì những nhân vật siêu đáng yêu như Little Miss PMS và Mr Virginity. Cô nàng “mùa dâu” này còn nổi tiếng đến độ sở hữu hẳn một bộ phim hài xoay quanh mình, dự kiến lên sóng trong tháng tới.

Gian hàng vệ sinh phụ nữ ở cửa hàng Daimaru, thành phố Osaka.

Bình đẳng giới tại nơi làm việc ở Nhật Bản luôn là vấn đề khó lòng giải quyết. Đây là điểm khiến xứ sở hoa anh đào kém cạnh so với nhiều quốc gia phát triển khác. Nhân viên nữ thường phải đối diện với nhiều yêu cầu kỳ quặc đến từ sếp, xuất phát từ thành kiến và kỳ vọng về hình tượng người phụ nữ hoàn hảo trong xã hội.

Hồi đầu tháng, một nhóm nhân viên nữ đã lên tiếng đòi quyền được… đeo kính khi làm việc, bởi trước đó sếp đã cấm tiệt họ làm thế! Đầu năm nay, hơn 21.000 người cũng đã ký bản kiến ​​nghị kêu gọi các công ty Nhật Bản ngưng việc ép nữ nhân viên đi giày cao gót đến công sở.

Chia sẻ

Theo

Telegraph

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất