Vòng quanh Thế giới

4 đại dịch gieo rắc kinh hoàng khắp thế giới vào thế kỷ 21

Chia sẻ

Chỉ trong vòng 16 năm đầu tiên của thế kỷ 21, thế giới đã liên tục phải chống chọi với 5 đại dịch lớn. Hãy cùng điểm qua 5 dịch bệnh khiến loài người phải lao đao.

1. Năm 2002: Bệnh SARS

1dichsars

Virus Corona là thủ phạm gây ra đại dịch SARS.

Dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) là một chứng bệnh gây ra bởi virus Corona. Giữa tháng 11 năm 2002, SARS bùng phát ở Hong Kong và nhanh chóng trở thành một đại dịch lây qua đường không khí. Chỉ trong vài tuần lễ, SARS lan từ châu Á sang nhiều khu vực khác trên thế giới. Theo ghi nhận của các chuyên gia, 8422 trường hợp ở 37 quốc gia trên thế giới mắc bệnh. Tỷ lệ tử vong do SARS là hơn 10% (tương đương 916 ca).

Các triệu chứng của SARS bao gồm sốt, đau cơ, hôn mê… Những bệnh nhân sống sót khỏi SARS có nguy cơ mắc nhiều di chứng nặng nề như xơ hóa phổi, loãng xương, mất khả năng lao động. Hiện nay, chưa có phương cách phòng ngừa, chữa trị SARS. Bên cạnh đó, SARS vẫn còn tồn tại trong tự nhiên và có thể lại bùng lên bất kỳ khi nào. Việt Nam là quốc gia đầu tiên khống chế SARS thành công. 

2. Năm 2004: Bệnh H5N1

2dichh5n1

Hàng triệu con gia cầm nhiễm H5N1 bị tiêu hủy.

Dịch cúm gia cầm H5N1 ảnh hưởng nghiêm trọng tới 15 quốc gia (chủ yếu ở châu Á) từ năm 2004 tới 2009. Hai nước chịu thiệt hại nặng nề nhất là Việt Nam và Indonesia. Theo ước tính, đã có 423 ca nhiễm H5N1, 258 người trong số đó đã tử vong, hơn 120 triệu con chim và gia cầm bị chết hoặc bị tiêu hủy. H5N1 lây truyền qua không khí, thức ăn, nước, dụng cụ, quần áo. Triệu chứng cúm H5N1 giống cúm thông thường (đau họng, ho, sốt, đau nhức cơ). Tuy vậy, H5N1 có thể gây ra viêm phổi và các chứng hô hấp nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. 

3. Năm 2009: Bệnh H1N1

3dichh1n1

Virus cúm A/H1N1 có nguồn gốc từ lợn.

Cúm lợn A/H1N1 được phát hiện ở Mexico vào năm 2009, rồi nhanh chóng trở thành một hiểm họa vô cùng lớn với loài người. Tổ chức Y tế Thế giới đã phải tuyên bố H1N1 là một đại dịch ảnh hưởng tới toàn thế giới. 504.000 người ở hơn 200 quốc gia trên thế giới đã nhiễm A/H1N1, hơn 10.000 người đã tử vong. Virus H1N1 có thể sống tới 48 giờ ngoài không khí, trên đồ vật, quần áo, cơ thể và lây lan qua đường mũi, miệng, mắt. Nó có khả năng tấn công sâu vào phổi, gây viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong. Mới đây, chính quyền Nga đã xác nhận 90% lãnh thổ nước này lại đang bị H1N1 tấn công, khoảng 120 người đã tử vong. 

4. Năm 2014: Bệnh Ebola

4dichebola

Người nhiễm virus Ebola được cho là tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của loài dơi hoặc khỉ.

Vào năm 2014, dịch Ebola hoành hành ở khu vực Tây Phi (Sierra Leone, Liberia và Guinea). Gần 8000 ca nhiễm virus đã được ghi nhận, khoảng 3400 người đã tử vong. Dấu hiệu của việc nhiễm virus Ebola là đau họng, nhức đầu, sốt, đau cơ, nôn ói, tiêu chảy, suy giảm chức năng gan, thận và có thể xuất huyết. Hiện, thế giới vẫn chưa tìm ra được vắc xin để chữa trị triệt để căn bệnh này.

5. Năm 2015: Bệnh Zika

5dichzika

Virus Zika truyền từ người sang người qua loài muỗi Aedes Aegypti.

Cuối năm 2015, sự kiện virus Zika bùng nổ ở châu Mỹ đã khiến cả thế giới chấn động. Zika được cho là nguyên nhân gây dị tật cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ, khiến trẻ sơ sinh bị teo não, đầu nhỏ và nhiều thương tổn khác lên hệ thần kinh. Triệu chứng của người mắc virus Zika không rõ rệt: đỏ mắt, sốt nhẹ, phát ban và đau mỏi khớp. Tổ chức Y Tế Thế giới ước tính có khoảng gần 4 triệu ca mắc Zika khắp 20 quốc gia ở châu Mỹ, một số khu vực thuộc châu Phi, châu Á và châu Đại dương. Thái Lan - nước rất gần Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm Zika. 

Chia sẻ
Tin mới nhất