Vòng quanh Thế giới

4 câu hỏi trong thảm họa động đất, sóng thần khiến ít nhất 1.374 người chết ở Indonesia

Theo The Guardian
Chia sẻ

Phía chức trách cho biết họ sẽ phải mất nhiều tháng nghiên cứu và thăm dò dưới nước mới có thể tìm ra được nguyên nhân dẫn đến thảm họa kép kinh hoàng cướp đi sinh mạng của hơn 1.300 người tại Indonesia vào ngày 28/9 vừa qua.

Tính tới thời điểm hiện tại, trận động đất và sóng thần tại Sulawesi, Indonesia đã khiến 1.374 người thiệt mạng và con số này dự kiến tiếp tục tăng khi đội cứu hộ chưa thể tiếp cận một số khu vực xa xôi và nhiều người còn mắc kẹt dưới đống đổ nát. Hơn 65.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và ít nhất 60.000 người mất nhà cửa.

Sóng thần xảy ra là do đâu?

Hiện các nhà khoa học vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra sóng thần sau trận động đất mạnh 7,5 độ Richter tại Sulawesi chiều tối 29/8. Đây không phải là một trận động đất mạnh vốn là nguyên nhân gây ra hầu hết đợt sóng thần khi các mảng kiến tạo di chuyển theo chiều dọc lên xuống và làm thay đổi dòng nước.

Trên thực tế, cơn sóng thần sau động đất vừa qua được gây ra bởi một đường đứt gãy trượt ngang, khi mà các mảng kiến tạo di chuyển theo chiều ngang. Theo Phil Cummins, giáo sư chuyên về các mối nguy hiểm tự nhiên tại Đại học Quốc gia Úc thì sự dịch chuyển kiểu này thường chỉ dẫn đến sóng thần rất yếu. Do vậy thảm họa vừa qua tại Sulawesi là một trường hợp hiếm.

Đống đổ nát tại bãi biển Wina, Palu, Sulawes, 4 ngày sau thảm họa kép động đất, sóng thần. Ảnh: Bay Ismoyo/AFP/Getty Images

Chuyên gia cho rằng, trận động đất ngày 28/9 có thể đã gây ra một vụ lở đất dưới nước lớn và đã làm thay đổi dòng nước. Vụ lở đất này có thể xảy ra ở vịnh Palu, gần bờ biển, hoặc xa ngoài khơi.

Thông thường sóng thần xuất hiện sau những trận động đất xảy ra cách bờ biển hàng trăm dặm, còn hiện tượng rung lắc hiếm khi được ghi nhận xuất hiện ở đất liền. Giáo sư Cummins nói: “Thật bất thường khi thấy một thảm họa kép như thế này”. Đội ngũ các nhà khoa học sẽ mất nhiều tháng nghiên cứu thực địa và thăm dò dưới nước để xác định nguyên nhân.

Tâm chấn của trận động đất nằm sát bờ biển miền trung đảo Sulawesi, cách thành phố Palu trên đảo Sulawesi 80 km về phía đông bắc. Đồ họa: USGS

Các hệ thống cảnh báo sớm bị lỗi?

Cơ quan khí tượng và địa chất học Indonesia (BMKG) được cho là đã gỡ bỏ cảnh báo sóng thần quá sớm, ngay trước khi những cơn sóng thần ập vào Palu và vì thế đơn vị này cũng phải chịu một phần trách nhiệm trước hậu quả thảm khốc của cơn địa chấn vừa qua.

Cũng có những ý kiến cho rằng, phao thăm dò đặt ngoài khơi nhằm phát hiện động đất và sóng thần đã không hoạt động trong 6 năm liền và chúng đã bị hỏng.

Tuy nhiên, giáo sư Cummins và Adam Switzer, chuyên gia sóng thần từ Đài quan sát Trái đất của Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) nhận định, thảm họa không phải là thất bại của công nghệ mà từ sự giáo dục.

Không giống như trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, đợt sóng thần này không bắt nguồn từ một trận động đất cách xa hàng trăm dặm ngoài biển. Thay vào đó là một cơn sóng thần nhỏ ở ngay khu vực đảo Palu, xảy ra từ một trận động đất gần bờ biển. Người ta ước tính rằng chỉ sau cơn động đất 30 phút, sóng thần đã tấn công Palu. “Đối với những người sinh hoạt tại bãi biển và trong thành phố, trận động đất đáng lẽ phải được cảnh báo sớm”, Switzer nói.

Khung cảnh tan hoang sau động đất. Ảnh: Jewel Samad/AFP/Getty Images

Giáo sư Cummins nói: “Sự tập trung vào các lỗi công nghệ ở đây là sai lầm bởi vì đây là một cơn sóng thần xảy ra tập trung cục bộ. Trong trường hợp đó, bạn không thể dựa vào hệ thống cảnh báo; mọi người nên tìm kiếm vị trí cao ngay lập tức. Họ không thể chờ đợi tiếng còi báo động hay cảnh báo, họ cần phải di chuyển ngay. Vấn đề là, từ những gì tôi đã thấy từ các thước phim, nhiều người dường như không làm điều đó”.

Ông nói thêm: “Họ không biết họ cần làm việc đó hoặc không tin bất cứ điều gì sẽ xảy ra ngay sau đó, và có thể người dân ở Sulawesi không được giáo dục về những việc cần làm khi rơi vào tình huống này. Và đó là điều giết người”.

Điều gì khiến sóng thần có sức tàn phá kinh khủng như vậy?

Các câu hỏi vẫn xoay quanh việc sóng thần hình thành từ khu vực cách bờ biển bao xa, và tốc độ di chuyển là bao nhiêu. Một số ước tính cho thấy nó di chuyển ở tốc độ hơn 200 km/h trong vịnh Palu nhưng bị chậm lại đáng kể trước khi đổ bộ vào bờ. Những con sóng cao 6 m ở một số nơi và vào sâu tận 1 km trong đất liền.

Có ý kiến cho rằng hình dạng hẹp của vịnh Palu làm tập trung và khuếch đại tác động của sóng thần. “Hình dạng của vịnh Palu có thể cũng là một phần nguyên nhân,” Cummins nói. “Nó có thể hút năng lượng và điều đó sẽ tập trung sức mạnh cho sóng thần. Nó cũng là một vịnh sâu, có nghĩa là sóng thần có thể di chuyển với tốc độ cao”.

Dạng địa hình hẹp của vịnh Palu khiến thành phố phải chịu hậu quả nặng nề từ sóng thần. Ảnh: Reuters

Switzer cho biết tác động ban đầu của sóng thần gây ra sự hủy diệt nhiều nhất, mặc dù sự di chuyển của các mảnh vỡ khi sóng kéo trở lại cũng có thể có sức tàn phá khủng khiếp. “Sự tàn phá nhất từ ​​sóng thần nói chung là lực tác động của nước khi chạm vào các vật thể khi nó tiếp cận với bờ biển. Nước từ sóng thần len qua giữa các tòa nhà cũng làm tăng vận tốc”, ông nói.

Thảm họa khó lường hay những dấu hiệu bị phớt lờ?

Chuyên gia Switzer cho hay: “Có một hệ thống đường đứt gãy lớn chạy qua Palu, dài khoảng 200 km, người ta đã theo dõi và ghi chép đầy đủ về nó. Từng có hiện tượng giống như thế này vào năm 1937 và vào đầu những năm 1900, dù không rõ liệu chúng có gây ra sóng thần hay không. Một bài báo xuất bản vào năm 2013, trong đó người ta chỉ ra rằng điểm nứt gãy của Palu rất thẳng và dài, có khả năng gây ra động đất và sóng thần với sức hủy diệt lớn. Vì vậy, điều này không có gì là bất ngờ. Nhưng câu hỏi đặt ra là, chúng ta đã rút ra điều gì những sự cố trong quá khứ? Dường như là không”.

Người dân tập trung thi thể nạn nhân thảm họa động đất, sóng thần trước khi đưa đi chôn cất. Ảnh: AFP/Getty Images

Tiến sĩ Kerry Sieh, thuộc Đài quan sát Trái đất ở Singapore, cho biết: “Người ta biết rằng điểm nứt gãy ở Palu tích trữ sức căng ở mức vài centimet mỗi năm, vì vậy nó đã nhanh chóng trở thành một đường đứt gãy trượt ngang rất nhanh chỉ trong vài năm”.

Chia sẻ

Theo

The Guardian

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất