Vòng quanh Thế giới

10 điều có thể bạn chưa nghe về Nhật Hoàng Akihito

Theo BBC
Chia sẻ

Nhiều người biết đến Akihito là Nhật Hoàng thứ 125 của Nhật Bản nhưng chưa chắc ai cũng biết rằng có cả một loài cá có tên ông. Dưới đây là 10 điều có thể bạn chưa biết về Nhật Hoàng Akihito.

1. Lịch sử dòng dõi lâu đời

Sinh vào 23/12/1993, theo sơ đồ phả hệ chính thức thì Akihito là Nhật Hoàng thứ 125, ông được sinh ra trong một dòng tộc có truyền thống lâu đời, có bề dày lịch sử lên đến 2600 năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Akihito thuộc một trong những dòng tộc có nền quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới.

Từ khi lên 2 tuổi, ông đã được tách ra khỏi bố mẹ và được nuôi dạy ở một nhà trẻ cung đình riêng biệt để phù hợp với truyền thống hoàng gia trang trọng của gia đình.

2. Hôn nhân phá vỡ rào cản truyền thống

Năm 1959, Thái Tử Akihito kết hôn với một người phụ nữ bình thường, không thuộc dòng dõi hoàng tộc, theo đó kết thúc 1500 truyền thống cũ với quan niệm người của Nhật Hoàng phải lấy người thuộc dòng dõi hoàng tộc, phải “môn đăng hộ đối” về nguồn gốc xuất thân. “Cuộc tình sân tennis” này thực sự đã phá vỡ rào cản kéo dài suốt hơn 1000 năm, sau khi kết hôn, Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko có với nhau 3 người con và 4 người cháu.

3. Ngai vàng hoa cúc

Theo truyền thống, các gia đình có địa vị cao trong xã hội Nhật Bản đều có một biểu tượng riêng của mình - và với Nhật Hoàng đó là hoa cúc.

Sau khi Nhật Hoàng Hirohito qua đời vào năm 1989, Thái Tử Akihito lên kế vị và tiếp quản Ngai vàng hoa cúc. Các nghi lễ đăng quang chính thức được hoàn thành gần 2 năm sau đó bao gồm cả việc thực hiện các nghi thức tại đền Ise, thờ nữ thần Amaterasu, nữ thần mặt trời. Người ta tin rằng các Hoàng đế là hậu duệ của thần mặt trời.

4. Ông cũng là người thường, không phải thần thánh

Kể từ ngày Nhật Hoàng Hirohito công khai từ bỏ tước vị thánh thần vào giai đoạn cuối thế chiến thứ 2 như là một phần động thái thể hiện sự đầu hàng của Nhật Bản, Hoàng gia Nhật vẫn coi ông là “biểu tượng của nhà nước, của chính quyền”, như được miêu tả trong Hiến pháp của nước này.

Và rõ ràng, Nhật Hoàng Akihito vẫn sử dụng cụm từ nói trên trong những bài phát biểu của mình. Thế nhưng vẫn còn một bộ phận nhỏ người Nhật luôn khẳng định ông là thần thánh hoặc ít nhất nên được đối xử như thế.

5. Từng chơi tennis với Tổng thống Bush

So với những bậc ông cha ngày trước, Nhật Hoàng Akihito đã có cơ hội đi xa hơn, gặp gỡ nhiều hơn với những nhà lãnh đạo trên thế giới. Năm 1998, ông gặp Nữ Hoàng Elizabeth, mặc dù vấp phải sự phản đối từ phía những cựu tù nhân chiến tranh Anh từng bị Nhật Bản giam giữ.

Ông cũng từng có 2 lần chơi tennis với nguyên Tổng thống Mỹ George Bush, và ông thắng trong cả hai lần đó.

6. Từng mắc ung thư

Năm 2003, Nhật Hoàng từng phải tiến hành phẫu thuật điều trị ung thư tuyến tiền liệt, đến năm 2012, ông còn phải thực hiện một ca phẫu thuật khác là phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

7. Thân thiện với mọi người

Nhật Hoàng Akihito khác với các bậc cha chúa trước kia khi làm quen với phong cách bình thường, hiện đại. Để cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa gia đình Hoàng gia và mọi người, Akihito chọn cách đi du lịch khắp đất nước và trò chuyện trực tiếp với người dân.

Thậm chí khi có cô bé nữ sinh chụp ảnh ông và gia đình và sau đó đăng tải lên mạng xã hội, Akihito cũng không để tâm nhiều lắm.

8. Vai trò quan trọng sau thảm họa động đất

Ngay sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, khiến 20000 người thiệt mạng, mất tích, hàng chục ngàn người mất nhà cửa, Nhật Hoàng Akihito đã có bài phát biểu trên sóng truyền hình.

Ông bày tỏ lòng thương tiếc với người dân: “Tôi hi vọng từ tận trái tim rằng người dân sẽ tay trong tay, đối xử với người khác bằng lòng trắc ẩn và cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn này. Tôi hi vọng mọi thứ sẽ trở nên tươi đẹp hơn”.

Một tháng sau thảm họa, ông cùng phu nhân đã tới thăm hiện trường, cúi đầu trước những người đi di tản, một hành động được cho là mang tính biểu tượng to lớn của sự đồng cảm của Hoàng tộc với dân chúng.

9. Vực dậy Nhật Bản

Dù nước Nhật thời cha Akihito gắn liền với chiến tranh và mất mát, nhưng đến khi Akihito lên kế vị, ông thực sự đã đưa Nhật Bản đến với kỷ nguyên hòa bình và không đối đầu.

Nhật Hoàng từng nói: “Nhìn lại quá khứ, cùng với nỗi xấu hổ, đau thương cực cùng về chiến tranh, tôi nguyện cầu bi kịch này sẽ không lặp lại và cùng với người dân, tôi xin bày tỏ lời chia buồn sâu sắc tới những cá nhân bị rơi vào cuộc chiến và chịu thiệt hại nặng nề từ chiến tranh”.

10. Có loài cá mang tên ông

Nhật Hoàng đặc biệt có niềm đam mê với sinh vật biển, ông là chuyên gia về loài cá bống, thậm chí còn có cả một loài cá bống đặt theo tên của ông, đó là loài cá Exyrias Akihito. Ông cũng viết bài cho tạp chí Ngư học Nhật Bản và một số tờ báo hay tạp chí khác. Được biết, Akihito còn giữ một phần vườn trong cung điện ở Tokyo hoang dã và nguyên sơ, và còn ghi chép nhiều về những loài vật ông bắt gặp ở đó.

Chia sẻ

Theo

BBC

Tin mới nhất