Chia sẻ về lý do chọn xương lá bồ đề để thêu, nghệ nhân Quản Thị Cúc bộc bạchtheo quan niệm của đạo Phật, mỗi chiếc lá bồ đề này tự mang trong mình những năng lượng sạch, do đótrong tâm thức nhiều người, nó có thể mang lại những ngụ ý tốt đẹp, bình an, hạnh phúc cho chủ nhân, gia đình. Mỗi một chiếc lá mang một vẻ đẹp, một dáng vẻ nhưng đều chung một ý nghĩa về sự cư trú bình yên trong chốn an lạc. Về mặt thẩm mỹ,xương lá bồ đề có dáng xương đẹp, cân đối, đường gân mang nét tinh tế, thanh thoát, mang giá trị thẩm mỹ cao.
Những chiếc lá bồ đề được nghệ nhân Quản Thị Cúc lựa chọn thêu đều là lá có hình dáng đẹp, cân đối hai bên, râu lá thon dài. Được biết quá trình lấy xương lá bồ đề phải trải qua các giai đoạn từ chọn hái, rửa sạch, ngâm nước vôi trong 60 ngày để lấy xương lá. Sau đó xương lá được chải sạch giữ lại đường gân rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.Để làm tác phẩm thêu tay trên lá bồ đề, nghệ nhân Quản Cúc cho rằng điều quan trọng nhất phải là sự kiên trì và tập trung cao độ của người thợ: “thêu trên vải để đẹp đã khó, thêu trên xương lá để đảm bảo chân chỉ vẫn mịn màng , thì còn khó hơn gấp nhiều lần, cần sự tập trung cao độ , kỹ năng xử lý khi thêu của người làm chứ không chỉ đơn giản là thêu cho kín”.
Trong quá trình tự thực hiện, Quản Cúc cũng gặp phải những khó khăn nhất định như khổ lá giới hạn và rất mỏng manh, dễ rách, chỉ sơ sẩy 1 chút là hỏng cả tác phẩm. Đặc biệt cô luôn quan niệm đây là sản phẩm mang ý nghĩa tinh thần rất lớn nên người làm cần có cái tâm trong sáng,đồng thời phải cần cù, chịu khó, tỉ mỉ, nâng cao giá trị và tính thẩm mỹ trong mỗi sản phẩm. Cô cho biết thêm rất nhiều bạn học viên chưa thông thạo kỹ thuật cơ bản đã muốn “dục tốc bất đạt” muốn học ngay kỹ thuật thêu trên lá bồ đề. Nghệ nhân khuyên người muốn học kỹ thuật này không nên vội vàng dẫn đến giá trị của tác phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi đây là kỹ thuật nâng cao, đòi hỏi sự thành thạo và tỉ mỉ hơn các tác phẩm thông thường.
Kỹ thuật thêu tay trên lá bồ đề là kỹ thuật do chính Quản Thị Cúc sáng tạo với rất nhiều ngày đêm mày mò, suy tính. Đáng quý hơn cả khi cô quyết định chia sẻ rộng rãi kỹ thuật này tới hàng ngàn học viên. Mong muốn của cô là học viên của mình có nhiều cơ hội hơn, thêm hướng đi để sống được với nghề.Mục đích cao nhất của nghệ nhân trẻ là lưu giữ và phát triển nghề thêu truyền thống của dân tộc, lan tỏa kỹ thuật thêu tay tới hàng nghìn chị em yêu thêu và biết thêu, để nghề truyền thống không bị mất đi giữa những xô bồ của công nghiệp .
Nghệ nhân Quản Thị Cúc hiện đang giảng dạy tại trung tâm đào tạo thêu tay Thu Cúc, đồng thời cô cũng là Giám đốc tại Công ty TNHH Thêu tay Việt Nam. Hình ảnh nghệ nhân 8x trẻ trung, năng động nhưng tâm huyết, tỉ mỉ tạo nên những tác phẩm thêu tay tuyệt đẹp của nghệ nhân Quản Thị Cúc đã truyền cảm hứng rất lớn tới các bạn trẻ yêu thích thủ công, nhận được sự yêu mến của rất nhiều người, đồng thời có nhiều bạn trẻ có cùng niềm đam mê với cô và mong muốn được tiếp nối, phát triển theo bộ môn nghệ thuật tranh thêu.