Sau đêm ngủ trên ghế đá ven đường, thanh niên được tự do trong vụ sập cầu Ghềnh đi xe đò cả ngày mới đến nhà. Vừa bước vào cửa, Lẹ ôm vợ khóc nức nở sau khi được hủy lệnh tạm giữ trong vụ sập cầu Ghềnh.
Sau vụ sàn lan tông sập cầu Ghềnh ở TP Biên Hòa, nhiều người dân và tài công lái tàu thường qua cầu đường sắt Bình Lợi tỏ ra lo lắng vì cầu này có tĩnh không thông thuyền quá thấp, đang rất yếu sau 114 năm hoạt động.
Trong quá trình điều tra, ba người điều khiển sàn lan tông sập cầu Ghềnh (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã khai nhận một số tình tiết không giống như lời khai ban đầu.
Nghe tiếng nổ như bom phát ra từ phía cầu Ghềnh, ông Sơn chạy ra thì phát hiện cây cầu đường sắt này đã đổ sập xuống sông. Biết có đoàn tàu lao đến, người đàn ông trung niên chạy hết sức ra đường báo hiệu nhân viên gác chắn tìm cách ngăn thảm họa.
Nhận được cảnh báo của nhân viên gác chắn, đoàn tàu đang chạy tốc độ 40km/h đã phanh gấp, kịp dừng trước cầu Ghềnh vừa sập 200 m, thoát khỏi tai nạn kép.
Dù biết hai người phụ lái của mình không có bằng cấp điều khiển tàu đẩy sà làn 800 tấn nhưng ông Phượng vẫn giao cho Giang và Lẹ lái tàu. Khi gặp dòng nước xoáy, hai thanh niên này không biết cách xử lý khiến sà lan tông sập cầu Ghềnh gây nên tai nạn đường thủy nghiêm trọng.
Đến 17h ngày 20/3, tài công chính cùng hai tài phụ lái sà lan tông sập cầu Ghềnh vẫn chưa ra trình diện cơ quan chức năng. Thứ trưởng Bộ GTVT cùng đoàn công tác của Bộ Công an đã đến hiện trường, điều tra vụ tai nạn nghiêm trọng này.
Cầu Ghềnh bắt qua sông Đồng Nai đến nay đã hơn 100 năm tuổi, gắn liền với nhiều thế hệ người dân Biên Hòa. Sau vụ việc sà lan tông sập cầu, người Biên Hòa tỏ ra tiếc nuối một công trình lịch sử hiếm hoi còn sót lại.
Một tàu kéo sà lan khi lưu thông trên sông Đồng Nai tông vào cầu đường sắt khiến cây cầu gãy sập, nhiều người may mắn thoát chết. Gần đó, chợ Hóa An cũng đang bốc cháy dữ dội.