Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Sau Pfizer, Moderna cũng xin cấp phép liều vaccine tăng cường

Dữ liệu mới từ thử nghiệm vaccine Covid-19 trên quy mô lớn của hãng Moderna cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine giảm dần theo thời gian và cần tới liều tăng cường.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy vaccine phòng Covid-19 của Moderna có thể có lợi thế hơn Pfizer về khả năng duy trì hiệu quả theo thời gian.

Các chuyên gia cho biết sự khác biệt trên có thể là do liều lượng RNA thông tin (mRNA) của Moderna cao hơn và khoảng thời gian giữa mũi 1 và 2 dài hơn một chút.

Các nghiên cứu ở giai đoạn 3 của hai hãng đều cho thấy cả hai loại vaccine Moderna và Pfizer được chứng minh là có hiệu quả vượt trội trong việc ngăn ngừa Covid-19.

Tuy nhiên, phân tích được công bố hôm 15/9 cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine Moderna giảm theo thời gian khi tỷ lệ nhiễm cao hơn ở những người đã tiêm chủng cách đây 13 tháng so với những người tiêm từ 8 tháng trước.

Ngày 1/9, hãng dược Moderna nộp đơn lên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ để xin cấp phép mũi tiêm nhắc lại, theo Reuters.

Các tài liệu tóm tắt từ phân tích của FDA về hiệu quả của mũi tiêm tăng vaccine Pfizer cho thấy rằng một vấn đề quan trọng mà cơ quan này sẽ xem xét là liệu khả năng bảo vệ vaccine có đang suy yếu hay không. Dữ liệu trước đây về mũi tiêm của Moderna cho thấy khả năng bảo vệ lâu dài, khiến khả năng thông qua mũi tiêm tăng cường trở nên khó khăn hơn.

Sau Pfizer, Moderna cũng xin cấp phép liều vaccine tăng cường Ảnh 1

Trong phân tích mới, Moderna đã so sánh hiệu suất của vaccine ở hơn 14.000 tình nguyện viên được tiêm chủng từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2020 với khoảng 11.000 tình nguyện viên ban đầu trong nhóm giả dược được tiêm từ tháng 12/2020 đến tháng 3/2022 sau khi được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ.

Họ xác định được trong số những người tiêm hai mũi gần đây có 88 trường hợp mắc Covid-19. Con số này là 162 người ở nhóm đã tiêm chủng vào năm ngoái. Tuy nhiên, nhìn chung, chỉ có 19 trường hợp được coi là nghiêm trọng. Đây là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ của vaccine đang suy giảm.

Hãng Moderna cho biết tỷ lệ ca bệnh nặng trong số những người được tiêm vaccine gần đây có xu hướng giảm.

Công ty cho biết khả năng miễn dịch đang suy yếu được thống kê trong phân tích mới bổ sung thêm bằng chứng cho thấy cần phải có mũi tiêm tăng cường.

Khi biến thể Delta có khả năng truyền nhiễm cao đang lưu hành, các nhà nghiên cứu nhận thấy vaccine Moderna có hiệu quả 87% trong việc ngăn ngừa nhiễm Covid-19 và hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện là 96%.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 352.000 người đã tiêm hai liều vaccine Moderna so với cùng một số người chưa tiêm chủng có cùng độ tuổi và các yếu tố nguy cơ.

Moderna cũng dẫn chứng một nghiên cứu được công bố vào tuần trước bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy vaccine của Moderna có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa nhập viện ở các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi, con số này ở Pfizer là 80% và 60% đối với vaccine của Johnson & Johnson.

Nhà sản xuất vaccine Pfizer trước đó đưa ra dữ liệu cho thấy, tiêm liều vaccine phòng Covid-19 thứ 3 giúp  tăng mức bảo vệ trước biến thể Delta. Thông tin cho biết mức độ kháng thể chống lại biến thể Delta tăng gấp 5 lần ở người 18 - 55 tuổi được tiêm nhắc lại mũi thứ 3. Trong khi đó, ở người 65 - 85 tuổi, mức độ kháng thể sau khi tiêm liều vaccine thứ 3 tăng gấp 11 lần so với sau khi tiêm liều thứ 2. Bởi vậy, Pfizer cũng đưa ra khuyến nghị tiêm liều thứ 3. 

Hồi tháng 8, hãng Pfizer đã gửi dữ liệu nghiên cứu lâm sàng sơ bộ lên các cơ quan y tế Mỹ để xin cấp phép tiêm liều tăng cường vaccine Covid-19 của hãng cho tất cả người Mỹ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Song Long

Được quan tâm

Tin mới nhất