Sức khỏe

Giải mã tục tắm lá mùi giải 'vận xui' chiều 30 Tết, lợi ích và lưu ý khi sử dụng để tránh hại sức khỏe

An Chi
Chia sẻ

Nhiều gia đình Việt Nam đã duy trì tục tắm lá mùi chiều cuối năm để gột rửa, xua đi những điều không may mắn của năm cũ, nhưng liệu nó có mang lại lợi ích gì cho sức khỏe không?

Giải mã tục tắm lá mùi giải “vận xui” chiều 30 Tết

Tắm lá mùi già vào ngày cuối năm từ lâu đã trở thành một truyền thống lâu đời của người Việt. Bởi người xưa quan niệm rằng, tắm lá mùi già sẽ xua đi những điều không may mắn của năm cũ, đón năm mới với khởi đầu tốt đẹp hơn. 

Cây mùi dùng để nấu nước tắm thường là loại mùi già đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía, khi đun lên, cho mùi thơm. Khi dùng lá mùi để tắm, cần rửa sạch sẽ thân cây nhưng không để nát lá rồi cho vào nồi nước đun.

Tắm lá chiều 30 Tết là một tập tục từ lâu của người Việt. 

Do nước lá mùi tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng, dễ chịu nên loại lá này rất thích hợp cho việc “tẩy trần”. Vì vậy, ngoài dùng để tắm, nhiều người còn nấu nước lá mùi để xông nhà vào ngày tất niên, cầu mong tài lộc cho năm mới.

Lợi ích của tắm lá mùi

Theo đông y, lá mùi có vị cay, tính ấm, không độc. Tắm nước cây mùi là một trong những phương pháp chữa bệnh nhờ tác động lên cơ thể qua hệ thần kinh, mạch bạch huyết và mạch máu dưới da. Việc tắm nước lá mùi có tác dụng lưu thông khí huyết, chống mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. 

Tắm lá mùi có tác dụng lưu thông khí huyết, chống mệt mỏi, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. 

Với những người phải di chuyển nhiều trong ngày Tết, cơ thể sẽ dễ bị mệt mỏi, trúng gió. Tắm lá mùi có thể giúp cơ thể khỏe lại nhanh chóng, tinh thần thoải mái, tránh bị cảm cúm. Ngoài ra, rau mùi còn được dùng để chữa cảm. 

Bên cạnh đó, vì có mùi thơm dịu nhẹ, tạo cảm giác tinh khiết nên nước lá mùi rất có lợi cho người bị suy nhược thần kinh, trầm cảm, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Ngâm chân tay bằng nước rau mùi còn có thể giúp giảm đau do chứng phong thấp, thấp khớp gây ra.

Tắm lá mùi nên chọn loại đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía, khi đun lên, cho mùi thơm.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beira (Bồ Đào Nha), tinh dầu rau mùi có chứa chất chống oxy hóa cao, có tính sát khuẩn, kháng khuẩn tốt. Khi ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học, tinh chất rau mùi có thể kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh.

Lưu ý khi tắm lá mùi để tránh hại sức khỏe

Mặc dù tắm lá mùi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tắm loại nước lá này cũng phải có chỉ định rõ ràng với từng bệnh, từng thể trạng. Chẳng hạn như trẻ nhỏ có làn da rất nhạy cảm, khả năng bảo vệ kém, khó tránh khỏi chuyện dị ứng khi tắm lá. 

Tắm lá mùi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tắm loại nước lá này cũng phải có chỉ định rõ ràng với từng bệnh, từng thể trạng. 

Bên cạnh đó, hạt mùi, lá mùi chứa nhiều tinh dầu nên có tính kích ứng da cao. Hơn nữa, việc kỳ cọ trong khi tắm có thể gây trầy xước da; hoặc da trẻ bị phát ban nhiều, trầy xước, lở loét… có thể sẽ làm bệnh nặng hơn, rất dễ dẫn đến nhiễm trùng da. 

Với những người mắc bệnh sởi bị biến chứng ở đường hô hấp như viêm phổi, việc hít quá nhiều tinh dầu từ nước lá mùi sẽ làm bệnh tiến triển nhanh, thậm chí có thể dẫn đến suy hô hấp.

Do đó, khi đun nước tắm lá mùi, bạn nên rửa sạch trước khi nấu để tránh bị nhiễm khuẩn. Không nên tắm nước lá mùi quá đặc, nên pha loãng ra bằng cách thêm nước nóng hoặc nước lạnh để tắm được thoải mái hơn. 

Chia sẻ

Bài viết

An Chi

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất