Sức khỏe

Covid-19 lây nhiễm từ vật nuôi sang người thế nào, cần làm gì để phòng tránh?

Long Quyền
Chia sẻ

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, nhiều người lo ngại về việc bệnh có thể lây nhiễm từ vật nuôi sang người và ngược lại. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), đã có những tư vấn, chia sẻ cụ thể về vấn đề này.

Người dân lo ngại về việc lây nhiễm từ người sang thú cưng và ngược lại, hiểu sao cho đúng?

Bác sĩ Khanh: Một vật nuôi không thể sau khi bị bệnh rồi lây cho người qua con đường lây nhiễm bệnh giống như người. Ta có thể hiểu, vật nuôi giống như một vật chủ mang mần bệnh đi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM).

Ví dụ, trong nhà có một người F0, ta đã tiến hành cách ly rất tốt nhưng có thú cưng đi vào với người F0 này. Lúc này, F0 ôm ấp, trong quá trình đó có thể ho, hắt hơi virus bắn vào lông thú cưng. Sau đó, con thú cưng chạy ra ngoài những người khác tiếp xúc với con thú cưng này sẽ bị virus bám trên lông của thú cưng lây nhiễm cho.

Hoặc trong trường hợp, thú cưng chạy vào nhà người khác mà nhà đó có F0 virus văng vãi lên lông thú cưng rồi lúc này thú cưng mang về và lây nhiễm cho gia đình.

Chứ thú cưng không thể mắc bệnh rồi lây nhiễm cho người, không có chuyện đó.

Thú cưng có bị lây nhiễm SARS-CoV-2 không?

Bác sĩ Khanh: Dòng virus ở người và virus ở con vật khác nhau rất lớn. Nó rất khác nhau và không thể lây qua cho nhau được. Ban đầu virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 rất khó lây.

Ảnh minh hoạ.

Sau khi nó thuần với con người rồi thì mới lây từ người qua người và biến thể thành nhiều chủng khác nhau. Chính vì vậy con vật nuôi trong nhà không thể tự nhiên biến thể được, nó phải có quá trình lây nhiều rồi biến thể, chính vì vậy 2 dòng này không thể lây cho nhau được.

Nguy cơ truyền nhiễm bệnh qua lông, da của vật nuôi có cao không?

Bác sĩ Khanh: Nguy cơ truyền nhiễm rất cao nếu người F0, ôm, hôn, văng giọt bắn ra lông, da con vật trong khi con vật đó không được tắm rửa mà chạy đến với mình.

Ảnh mi4nh hoạ.

Lúc này ta không biết mà chạm tay vào ôm hôn thú cưng rồi đưa tay lên mặt, lên miệng thì chắc chắn mình sẽ bị lây nhiễm.

Những gia đình đang nuôi thú cưng và những gia đình gần các hộ đang nuôi thú cưng thì nên lưu ý những gì để đảm bảo an toàn?

Bác sĩ Khanh: Hiện nay, khi ta nuôi thú cưng thì nên để nó ở trong nhà. Không nên cho ra ngoài vì không biết quanh khu vực ai là F0, ai là F1… khi nó đi ra ngoài ở thời điểm này mà được nhiều người ở những nhà khác nhau vuốt ve thì rất nguy hiểm.

Hiện nay, khi ta nuôi thú cưng thì nên để ở trong nhà. (Ảnh minh hoạ).

Khi ta nuôi một con thú cưng trong nhà mà trong nhà ta không có ai là F0 thì không cần lo lắng. Nếu trong nhà có người F0 thì ta cần ngăn không cho thú cưng tiếp xúc với người F0 đó.

Trường hợp không may thú cưng chạy ra ngoài thì ngay khi về nhà ta cần đeo khẩu trang, đeo găng tay để tắm rửa thật sạch cho chúng.

Với những gia đình không nuôi thú cưng thì không nên ôm các con vật nuôi của nhà người khác.

Các dung dịch diệt dược virus phải chứa xà phòng diệt khuẩn, cồn 60 độ trở lên hoặc có dung dịch clo thì mới có thể diệt được virus.

Với những gia đình không nuôi thú cưng thì không nên ôm các con vật nuôi của nhà người khác. Chỉ khi ta ôm hôn thú cưng hoặc chạm vào rồi đưa tay lên miệng, lên mặt thì mới bị lây nhiễm.

Chia sẻ

Bài viết

Long Quyền

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất