Sức khỏe

Chuyên gia chỉ ra sai lầm nghiêm trọng khi sử dụng test nhanh Covid-19

Ngọc Dương
Chia sẻ

Theo các chuyên gia, người dân không nên quá lo lắng tới việc ngày nào cũng mua kit test nhanh COVID-19 để xét nghiệm.

Hiện nay, sử dụng kit test nhanh là một trong nhưng phương pháp được nhiều người sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, không phải ai cũng nhận thấy được những sai lầm phổ biến khi sử dụng phương thức xét nghiệm này.

Lạm dụng test nhanh gây lãng phí

Gần đây, trên thị trường có hiện tượng khan hiếm thiết bị test nhanh Covid-19. Một phần nguyên nhân là do có hiện tượng tiểu thương găm hàng chờ tăng giá, một phần là do người dân lạm dụng dẫn đến việc mua nhiều kit test để xét nghiệm cho bản thân và gia đình.

Do tâm lý lo lắng, nôn nóng khỏi bệnh nên có F0 test liên tục kể từ khi phát hiện bệnh, mục đích là để xem vạch T nhạt hơn chưa và khi nào thì âm tính. Thêm vào đó, do tâm lý trong nhà có một người dương tính thì cả nhà đều phải xét nghiệm liên tục, cho nên có triệu chứng hay không triệu chứng cũng đều xét nghiệm để cho "yên tâm".

Test nhanh Covid-19 đang bị lạm dụng. Ảnh: CXT

Các chuyên gia khẳng định, việc này không cần thiết và còn gây lãng phí. Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, có thể có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng tải lượng virus ở mức thấp, nếu test cũng không cho kết quả chính xác bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để có thể phát hiện bằng test nhanh. Nếu không có triệu chứng, thì nên test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc với F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới cần test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại lần nữa để hoàn toàn yên tâm.

Các trường hợp còn lại, chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy…

Nguồn: WHO tại Việt Nam

Ngoài việc gây thiếu nguồn cung và lãng phí, lạm dụng test nhanh còn gây ra việc thiếu nhân lực y tế. Lượng người có nhu cầu test nhanh đông, trong khi trạm y tế ít nhân lực dẫn tới cảnh tượng rồng rắn, chen chúc nhau, đôi lúc bỏ qua các quy định 5K để được đến lượt. Việc này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của những người đã có nguy cơ cao mang mầm bệnh trong người, vừa gây mất an toàn cho cộng đồng.

Vạch đậm chứng tỏ bệnh nặng, âm tính là nhanh khỏi bệnh

Sai lầm kế tiếp đó là cách xem kết quả trên que test. Thực tế, trên kết quả test, vạch hiển thị mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng hay nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người vẫn nghĩ. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định. 

Vạch mờ hay đậm không khẳng định bênh nặng hay nhẹ

Thêm nữa, nhiều người vẫn nghĩ test nhanh âm tính là đã khỏi bệnh, điều này không hoàn toan đúng. Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Việc theo dõi sức khỏe vẫn phải được tiếp tục. Ví dụ, ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không nên chủ quan mà vẫn cần theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.

Ảnh: TTXVN

Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị Covid-19 tại nhà là điều cần thiết.

Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.

Chia sẻ

Bài viết

Ngọc Dương

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất