Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Vì sao có người ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không bị lây nhiễm?

Một số trường hợp dù ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không bị lây nhiễm Covid-19, các chuyên gia đã có những lý giải về điều này.

Việc ở chung nhà với người mắc Covid-19, một số người cho rằng việc lây nhiễm là không thể tránh khỏi. Thế nhưng thực tế, một số gia đình đã ghi nhận F0 nhưng có thành viên khác không bị lây nhiễm dù tiếp xúc như nhau.

Vì sao có người ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không bị lây nhiễm? Ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Theo Danny Altmann, Giáo sư miễn dịch học tại Đại học Imperial College London, khả năng nhiễm bệnh trong một hộ gia đình xuất hiện F0 "không cao như bạn tưởng". Thậm chí nhiều nghiên cứu chỉ ra có người "không bao giờ mắc Covid-19". 

Một nghiên cứu của Đại học Hoàng gia London công bố hồi tháng 1 nêu rõ những người có mức tế bào T (loại tế bào trong hệ thống miễn dịch) cao hơn do nhiễm virus corona cảm lạnh thông thường ít có khả năng nhiễm nCoV.

Theo Tiến sĩ Rhia Kundu - tác giả của nghiên cứu cho biết, việc tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng dẫn tới việc nhiễm bệnh: “Chúng tôi phát hiện ra rằng lượng T tồn tại từ trước được tạo ra bởi cơ thể khi bị nhiễm các virus corona khác ở người như cảm lạnh thông thường, có thể bảo vệ chống lại việc lây nhiễm Covid-19”.

Tiến sĩ Rhia cũng cảnh báo dù là bất kể trường hợp nào vẫn cần bảo vệ bản thân trước Covid-19 bằng việc tiêm chủng đầy đủ. 

Vì sao có người ở chung nhà, tiếp xúc với F0 nhưng không bị lây nhiễm? Ảnh 2
Ảnh minh hoạ.

Theo Lawrence Young, giáo sư về ung thư học phân tử tại Đại học Warwick, các dữ liệu ban đầu cho thấy người "không bao giờ mắc Covid-19" có được khả năng miễn dịch tự nhiên sau những lần khỏi cảm lạnh thông thường trước đây. 

Bên cạnh đó, Andrew Freedman - chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại trường Y Đại học Cardiff cho biết việc một số người nhiễm Covid-19, một số người không phụ thuộc vào khả năng miễn dịch do tiêm chủng, nhiễm bệnh từ trước hoặc cả hai yếu tố này.

Theo chuyên gia, việc tiêm phòng làm giảm nguy cơ nhiễm biến thể Omicron. Một số người có thể nhiễm bệnh trong khi những người khác thì không dù họ tiếp xúc đáng kể với ca bệnh.

Bên cạnh những yếu tố trên, một số chuyên gia cho rằng các trường hợp ở chung với F0 nhưng không phơi nhiễm có thể liên quan tới chính ca bệnh đó. 

Theo đó, một số người sau khi nhiễm bệnh nồng độ virus trong máu cao hơn, phóng thích ra ngoài nhiều virus hơn, dễ lây lan hơn. Ngược lại, có trường hợp các chỉ số này khá thấp khiến nguy cơ người ở cùng họ phơi nhiễm virus thấp hơn.

Các biện pháp phòng ngừa dịch tại nhà như đeo khẩu trang đầy đủ, để không gian thông thoáng, sử dụng bộ lọc khí, hạn chế tiếp xúc cũng được cho là nguyên nhân giúp hạn chế lây nhiễm nCoV chéo trong nhà. Việc hạn chế tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tùng Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất