Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

TP.HCM: Phát hiện F0 trong trường học cần xử lý thế nào?

Chiều 3/12, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản gửi Sở GD-ĐT TPHCM, UBND TP Thủ Đức và 21 quận, huyện về hướng dẫn tạm thời phương án kiểm soát dịch Covid-19 trong trường học.

Vừa qua, UBND TP đã ban hành kế hoạch tổ chức học tập trực tiếp tại các cơ sở giáo dục sau thời gian học sinh dừng đến trường vì dịch Covid-19.

Theo đó, việc tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp thực hiện theo giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 từ ngày 13/12 - 25/12 thí điểm dạy học trực tiếp 2 tuần đối với tất cả học sinh lớp 1, lớp 9, lớp 12. Từ tuần thứ 2 là trẻ mẫu giáo 5 tuổi.

TP.HCM: Phát hiện F0 trong trường học cần xử lý thế nào? Ảnh 1

Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, Ngành y tế yêu cầu các trường rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định (nơi rửa tay, nhà vệ sinh có đủ xà phòng và nước sạch, thùng đựng chất thải sinh hoạt, chất thải y tế...), cung cấp nước uống an toàn, ly uống nước riêng... cho học sinh, tăng cường các biện pháp thông khí cho phòng học, phòng làm việc, bố trí phòng cách ly tạm thời, phòng y tế đảm bảo theo quy định.

Bên cạnh đó, nếu người nghi ngờ mắc bệnh là học sinh, cơ sở giáo dục thông báo ngay cho phụ huynh, người giám hộ để phối hợp xử lý, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho người có triệu chứng nghi nhiễm.

Song song đó, trường học thông báo ngay đến trạm y tế, trung tâm y tế địa phương nơi cơ sở giáo dục trú đóng để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

Nếu F0 có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở, Sp02 dưới 96%, nhà trường cần liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị Covid-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 gần nhất bằng xe cấp cứu.

Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, nhà trường tư vấn, hướng dẫn phụ huynh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương nơi cư trú tiếp cận xử lý theo quy định.

TP.HCM: Phát hiện F0 trong trường học cần xử lý thế nào? Ảnh 2

Cùng với việc xử lý F0, đơn vị phụ trách tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người). Các lớp học khác hoạt động bình thường.

Sau đó, đơn vị tiếp tục theo dõi F1 bao gồm tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học với F0, đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, nếu có 1 ca dương tính với SARS-CoV-2 thì cho toàn bộ học sinh trong cùng lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Nếu trong cùng một ngày phát hiện từ 2 trường hợp F0 trở lên ở 2 lớp học khác nhau, tổ chức ngay việc xét nghiệm tầm soát theo quy mô sau:

+ 2 lớp ở cùng tầng: xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trên cùng tầng

+ 2 lớp ở khác tầng, cùng khối nhà: xét nghiệm kiểm tra cho học sinh, giáo viên của tất cả các lớp học trong cùng khối nhà

+ 2 lớp ở khác khối nhà: nếu có mối liên hệ dịch tễ thì xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên của trường. Nếu không có mối liên hệ dịch tễ thì chỉ xử lý theo lớp học.

Nếu phát hiện có cán bộ, giáo viên, người lao động nhiễm bệnh, trường học tạm ngưng hoạt động ở khu vực, bộ phận xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1 bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (mẫu gộp không quá 3 người).

Riêng đối với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, nếu giáo viên, người chăm sóc trực tiếp dương tính với SARS-CoV-2 thì cho toàn bộ học sinh trong lớp (F1) cách ly tại nhà theo quy định.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Khải Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất