Dịch bệnh Covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp, theo thống kê từ Bộ Y tế, Sáng 7/9, hơn 6.400 ca Covid-19 nặng đang điều trị; 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch tại TP HCM.
Việt Nam có 536.788 ca mắc Covid-19, hơn 301.400 bệnh nhân đã khỏi. Trong số các ca đang điều trị có hơn 6.400 bệnh nhân nặng. 3 điều kiện để F0 tham gia chống dịch tại TP HCM.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các cơ quan chức năng cũng đang đẩy mạnh tiêm chủng để phòng chống dịch bệnh. Nhiều người dân thắc mắc, sau khi đã tiêm mũi 1 phòng Covid-19 bằng vaccine Moderna nhưng đến lịch tiêm mũi 2 thì hết loại vaccine này, liệu rằng người dân có thể tiêm thay thế bằng loại vaccine nào?
Trước vấn đề trên, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), đã có những tư vấn, chia sẻ cụ thể về vấn đề này.
Tiêm lẫn vaccine Moderna và Pfizer được không?
Bác sĩ Khanh: Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia tiêm trộn cả vaccine Moderna và Pfizer. Sau khi tiêm Moderna, đến lịch tiêm mũi 2 nhưng không có vaccine Moderna thì có thể tiêm thay thế bằng vaccine Pfizer.
Trên thế giới, một quốc gia có cả 2 loại vaccine nêu trên, khi một người bình thường đến tiêm phòng mũi 2 nhưng không nhớ rằng mũi đầu tiêm vaccine gì thì người đó vẫn được quyền tiêm Moderna hoặc Pfizer.
Điều đó chứng tỏ rằng, sau khi tiêm Moderna mũi một thì ta vẫn có thể tiêm phòng thay thế bằng Pfizer mũi 2 hoặc ngược lại, hiện trên thế giới nhiều quốc gia đã làm như vậy rồi.
Nên làm gì khi có người thân mắc Covid-19?
Bác sĩ Khanh: Nếu có người thân thì tốt, có thể hỗ trợ chăm sóc và liên lạc khi cần. Trường hợp người thân cũng là F0 thì 2 người F0 có thể chăm sóc cho nhau. Nếu người thân là F1 thì có thể qua trung gian nhờ chăm sóc giúp, qua bạn bè, qua y tế…, có thể nấu nướng xong nhờ chuyển vào trong cho F0.
Luôn luôn phải nắm nguyên tắc người khoẻ mạnh không ăn chung, không ngủ chung, không nghỉ ngơi chung, không sinh hoạt chung và không sử dụng nhà vệ sinh chung. Nếu bảo đảm những nguyên tắc đó thì sẽ không lo sợ bị lây nhiễm.
Người thân phải luôn động viên tinh thần F0 cho tinh thần họ thoải mái sẽ nâng đề kháng cao lên, họ sẽ nhanh khỏi bệnh hơn.
F0 tự chăm sóc ở nhà một mình thì yếu tố tâm lý ảnh hưởng thế nào?
Bác sĩ Khanh: Đã có rất nhiều F0 tự chăm sóc ở nhà và họ vượt qua rất nhẹ nhàng. Điều quan trọng nhất là xác định sẽ nấu nướng thế nào, liên lạc với ai khi cần và để sẵn một số điện thoại để khi cần thì liên lạc.
Đa số người trẻ khoẻ sẽ đều tự chăm sóc ở nhà được.
Đặc biệt, người lớn tuổi mắc Covid-19 không nên tự chăm sóc ở nhà một mình vì những người này khi bệnh trở nặng sẽ không kịp trở tay. Do vậy cần lựa chọn việc người F0 nào nên ở nhà tự chăm sóc.