Sức khỏe

Nghệ sĩ Tấn Hoàng thoát chết sau khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đây là những cách phòng tránh

Thiên An
Chia sẻ

Được biết, căn bệnh nguy hiểm mà Tấn Hoàng mắc phải là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đây là 2 căn bệnh khác nhau, tuy nhiên cả đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, trên trang cá nhân, nghệ sĩ Tấn Hoàng đăng tải đoạn clip chia sẻ về việc bản thân vừa trải qua cơn đột quỵ và nhồi máu cơ tim nhưng may mắn được cấp cứu kịp thời.  

Nghệ sĩ Tấn Hoàng chia sẻ ngày 16/5, ông bị nhồi máu cơ tim vào buổi sáng, may mắn được đưa đi cấp cứu kịp thời tại bệnh viện ở Bắc Ninh. Khi được chuyển lên Hà Nội, bác sĩ chẩn đoán ông bị hở van tim, hở động mạch chủ và quyết định phải đặt stent.

Nghệ sĩ Tấn Hoàng thoát chết sau khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đây là những cách phòng tránh Ảnh 1

Ông chia sẻ mới vừa được đặt van, đang nằm trong phòng hồi sức để theo dõi tim mạch. Một tay truyền nước biển, một tay được đo nhịp tim và băng bó.  

Trước thông tin trên, người hâm mộ bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe của nam nghệ sĩ. Nhiều khán giả để lại lời động viên sức khỏe, mong Tấn Hoàng sớm bình phục trở lại với công việc.  

Tấn Hoàng là một trong những nghệ sĩ hài kịch nổi tiếng ở thập niên 90. Ông được khán giả yêu mến qua chương trình "Trong nhà ngoài phố" nhờ lối diễn hài duyên dáng nhưng không kém phần thâm thuý.

Trong một video trên kênh YouTube cá nhân, nam nghệ sĩ cho biết, hiện ở tuổi 58, ông hài lòng với cuộc sống hiện tại cùng vợ, hai con và các cháu nội, ngoại.

Được biết, căn bệnh nguy hiểm mà Tấn Hoàng mắc phải là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đây là 2 căn bệnh khác nhau, tuy nhiên cả đột quỵ và nhồi máu cơ tim đều là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.  

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là do sự hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Hầu hết các trường hợp hình thành các cục máu đông là do xơ vữa động mạch hoặc hẹp lòng động mạch, thường xảy ra ở người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, người hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu…

Ngoài ra, đột quỵ và nhồi máu cơ tim còn giống nhau khi thường xảy ra đột ngột, do đó cần xử trí nhanh. Có lẽ vì thế mà hiện nay có rất nhiều người nhầm tưởng 2 căn bệnh này là một và thường gọi chung là “tai biến” hoặc “đột quỵ”. 

Nghệ sĩ Tấn Hoàng thoát chết sau khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, đây là những cách phòng tránh Ảnh 2

Cách phòng tránh bệnh đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim  

Bệnh đột quỵ, bệnh nhồi máu cơ tim là các bệnh lý cấp tính nguy hiểm và đang có dấu hiệu trẻ hóa, không chỉ khoanh vùng ở đối tượng là người cao tuổi. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Đối với người có bệnh tim mạch cần tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm nhất các nguy cơ đột quỵ và các bệnh lý tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.

Cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các nhóm thực phẩm có lợi như thực phẩm giàu omega-3, các loại rau có màu xanh đậm, trái cây. Tránh xa những món có nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.  

Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ bệnh tái phát.

Thường xuyên tập luyện thể dục cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ hiệu quả. Lưu ý chỉ chọn những môn thể dục nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ, yoga…

Chia sẻ

Bài viết

Thiên An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất