Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Món ăn từ hoa bằng lăng tím có độc không?

Thời điểm hiện tại, hoa bằng lăng đang nở rộ, có người đã hái cánh hoa về làm món ăn. Điều này khiến nhiều người tò mò, liệu món ăn từ loài hoa này có gây độc hay không?

Tháng 5 này, hoa bằng lăng tím nở rộ khắp con đường góc phố. Ngoài việc xúng xính váy áo đi chụp ảnh với hoa bằng lăng, có người còn hái cánh hoa về chế biến món ăn. Thông tin hoa bằng lăng có thể ăn được khiến nhiều người khá bất ngờ và tò mò, liệu món ăn từ loài hoa này có gây độc hay không?

Món ăn từ hoa bằng lăng tím có độc không? Ảnh 1
Nhiều chị em hái cánh hoa bằng lăng làm món gỏi

Liên quan đến vấn đề này, lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng
(Hội Đông y Hà Nội) cho hay, bằng lăng không độc mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh. Lá, hoa, quả của cây này đều có thể sử dụng làm thuốc, trong đó, hoa có vị chua mát. 

Ngoài ra, loài hoa này còn thích hợp để chế biến các món ăn giải nhiệt mùa hè. Đơn cử, vị chua nhẹ của hoa khi kết hợp với thịt bò, rau củ quả tạo nên món gỏi.

Món ăn từ hoa bằng lăng tím có độc không? Ảnh 2
Theo lương y, bằng lăng không độc mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh

Cũng theo vị lương y này, các bộ phận khác của cây bằng lăng cũng nhiều công dụng khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong lá bằng lăng rất nhiều axit corosolic có thể làm giảm đường huyết, vì thế mọi người có thể hãm lá bằng lăng như trà, uống có tác dụng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Bạn hãy dùng 50g quả bằng lăng khô hoặc 50g lá già đem hãm cùng với nửa lít nước sôi, uống mỗi ngày 4 - 6 cốc thay nước.

Món ăn từ hoa bằng lăng tím có độc không? Ảnh 3
Bất kỳ bộ phận nào của cây hoa này cũng có lợi

Những người béo phì, thừa cân có thể dùng trà từ lá bằng lăng mỗi ngày kết hợp với rèn luyện để ngăn cản sự ứ trệ của carbonhydrate và ngăn không cho mỡ hình thành.

Hạt của quả bằng lăng có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn, trị lở loét, tổn thương ở vùng miệng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong lá bằng lăng có rất nhiều axit corosolic có thể làm giảm đường huyết. Vì thế, mọi người có thể hãm lá bằng lăng như trà uống có tác dụng tốt cho người bị bệnh tiểu đường.

Ngoài ra cây bằng lăng còn được ứng dụng để trị các căn bệnh khác như nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn, nhuận tràng và bỏng theo kinh nghiệm dân gian…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất