Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chúng ta. Nhiều người bao gồm người lớn và trẻ em đang phải đối mặt với những thách thức có thể gây căng thẳng, choáng ngợp và gây xúc động mạnh. Các hoạt động chống dịch COVID-19 tích cực như giãn cách xã hội rất cần thiết để giảm sự lây lan của vi rút, nhưng có thể khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, cô đơn và có thể làm tăng căng thẳng và lo lắng.

Đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19 Ảnh 1

Học cách đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh sẽ khiến bạn, những người bạn quan tâm và những người xung quanh trở nên kiên cường hơn.

Căng thẳng có thể gây ra những điều sau:

- Cảm giác sợ hãi, tức giận, buồn bã, lo lắng, tê liệt hoặc thất vọng

- Thay đổi về cảm giác thèm ăn, năng lượng, mong muốn và sở thích

- Khó tập trung và đưa ra quyết định

- Khó ngủ hoặc gặp ác mộng

- Các phản ứng thể chất, chẳng hạn như đau đầu, đau cơ thể, các vấn đề về dạ dày và phát ban trên da

- Tệ hơn các vấn đề sức khỏe mãn tính

- Tình trạng sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn

- Tăng nguy cơ lạm dụng thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác

Việc cảm thấy căng thẳng, lo lắng và đau buồn trong đại dịch COVID-19 là điều tự nhiên. Dưới đây là những cách bạn có thể giúp bản thân, những người khác và cộng đồng của bạn quản lý căng thẳng.

Những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng

Ngừng xem, đọc hoặc nghe các câu chuyện, tin tức, kể cả những câu chuyện tiêu cực về đại dịch covid-19 trên mạng xã hội. Thật tốt khi bạn nắm bắt các thông tin thời sự, nhưng việc nghe về đại dịch liên tục có thể khiến bạn khó chịu, cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Nên cân nhắc giới hạn tin tức chỉ một vài lần một ngày và ngắt kết nối với màn hình điện thoại, ti vi và máy tính trong một thời gian.

Đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19 Ảnh 2
Luyện tập thể dục đều đặn là một trong những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng.

Hãy chăm sóc cơ thể của bạn theo cách lành mạnh:

- Hít thở sâu, vươn vai hoặc thiền định

- Cố gắng ăn những bữa ăn cân bằng và lành mạnh

- Luyện tập thể dục đều đặn

- Ngủ đủ giấc

- Tránh sử dụng quá nhiều rượu, thuốc lá và chất kích thích

- Tiếp tục các biện pháp phòng ngừa thông thường (chẳng hạn như tiêm chủng, tầm soát ung thư, v.v.) theo khuyến cáo của các hiệp hội chuyên khoa, trung tâm y tế

- Tiêm vắc-xin phòng ngừa COVID-19

Kết nối với những người khác: Nói chuyện với những người bạn tin tưởng về những mối quan tâm và cảm giác của bạn.

Kết nối với cộng đồng: Trong khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, hãy thử kết nối các hoạt động cộng đồng thông qua hình thức trực tuyến, mạng xã hội hoặc qua điện thoại.

Giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác, lan tỏa những điều tích cực, tử tế có thể giúp xây dựng cộng đồng tử tế, và nâng cao tinh thần của bạn. Nhưng điều đầu tiên bạn cần làm là chăm sóc bản thân có thể chăm sóc người khác. Trong thời gian giãn cách, duy trì kết nối với bạn bè và gia đình là điều đặc biệt quan trọng. Giúp đỡ người khác đối phó với căng thẳng thông qua các cuộc gọi điện thoại hoặc trò chuyện video có thể giúp bạn và những người thân yêu của bạn cảm thấy bớt cô đơn hoặc bị cô lập.

Đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19 Ảnh 3

Nếu bạn đang gặp khó khăn để đối phó với tình trạng căng thẳng, có nhiều cách để nhận được sự giúp đỡ. Gọi bác sĩ của bạn hoặc đến cơ sở y tế để được trợ giúp nếu căng thẳng cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn trong nhiều ngày liên tiếp.

Trong thời gian căng thẳng tột độ, người ta có thể có ý nghĩ tự tử. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nguy cơ tự tử, các dấu hiệu cần chú ý và cách ứng phó nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này ở bản thân hoặc người thân, bạn bè.

Đối phó với căng thẳng trong đại dịch COVID-19 Ảnh 4
Ảnh: ADCREW

Tìm hiểu thêm hoặc gửi câu hỏi về sức khỏe của bạn hoặc người thân tại Fanpage chương trình Chăm sóc sức khỏe Việt để được tư vấn.

Truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe về các bệnh không lây nhiễm thường gặp như sức khỏe tâm thần nằm trong chương trình chăm sóc sức khỏe Việt, do Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế và công ty Davipharm phối hợp thực hiện, với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng có các kiến thức hữu ích về phòng ngừa và tầm soát bệnh. Khi có bất cứ các dấu hiệu, triệu chứng về sức khỏe nói trên, hãy đến ngay cơ sở gần nhất để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị sớm.

Phòng, chống BKLN hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải y tế, cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người Việt Nam đặc biệt trong đại dịch toàn cầu Covid-19. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn của chương trình.

Nguồn tham khảo: Báo Sức khỏe đời sống

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T.H

Tin mới nhất
Thời điểm ra mắt iPhone SE 4