Học đường

Tỷ lệ đỗ gần 100%, có nên tiếp tục tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT?

Theo VOV
Chia sẻ

Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT gần 100% thì việc tổ chức kỳ thi không còn nhiều ý nghĩa. Phải thay đổi theo hướng nào?

Quốc hội đang thảo luận về Luật Giáo dục sửa đổi. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu Quốc hội cho rằng: cần có nhiều cơ sở trường học ở các vùng khó khăn hơn nữa để các em không phải đi xa, tiếp cận được với con chữ. Các ý kiến cũng cho rằng: việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT là cần thiết để điều chỉnh việc dạy học và đánh giá kết quả của quá trình giáo dục phổ thông.

Liên quan việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng vẫn cần thiết để điều chỉnh việc dạy học và đánh giá kết quả của quá trình giáo dục phổ thông. Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nêu ra thực tế việc cấp bằng tú tài hiện nay không có ý nghĩa khi 98,2% tốt nghiệp THPT.

Tán thành với việc cấp bằng và giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Kỳ thi vừa qua chúng ta đưa số tốt nghiệp phổ thông lên 98,2% nhưng nhìn số điểm trượt 40%. Thời chúng tôi đi học vào giờ kiểm tra là ghi học bạ nhưng bây giờ học bạ không có giá trị gì nữa. Cho nên phải có chuyện lưu ban, có chuyện học bạ đúng và những điều đó quyết định chất lượng giáo dục. Nếu như hiện nay Bằng tú tài chẳng nghĩa lý gì cả. Tôi đề nghị có giấy chứng nhận học hết cấp đó và có quyền đi xin việc làm, còn thi là thi, bằng phải có giá trị”.

Các vấn đề về kỳ thi THPT quốc gia, chính sách ưu tiên với ngành sư phạm được các đại biểu đưa ra bàn thảo. (Ảnh minh họa)

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu tán thành với chính sách không thu học phí đối với trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh trung học công lập và hỗ trợ đóng học phí đối với trẻ em, học sinh diện phổ cập tại cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Đồng thời, đề nghị quy định rõ hơn về lộ trình thực hiện chính sách, trong đó đặt ra yêu cầu, thời điểm và điều kiện triển khai thực hiện chính sách học phí đối với người thuộc diện phổ cập giáo dục này.

Đại biểu Trần Tất Thế, đoàn Hà Nam cho rằng, đối với giáo dục tại vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi còn nhiều người dân nghèo, đã có nhiều chính sách miễn học phí theo từng vùng. Tuy nhiên, cần có nhiều cơ sở trường học ở các vùng khó khăn hơn nữa để các em không phải đi xa, tiếp cận được với con chữ.

“Mặc dù có hỗ trợ nhưng tiếp cận vẫn khó khăn. Mức sống của người nghèo với xã hội chênh lệch khá xa. Khó có khả năng về việc đóng góp. Đề nghị phải có sự đầu tư giáo dục ở vùng sâu vùng xa, để thu hút học sinh ở đó. Xây dựng trường tại miền núi để đảm bảo tương xứng ở thành phố để tạo nguồn nhân lực ở vùng sâu vùng xa, tạo nguồn nhân lực đồng đều”, đại biểu Thế cho biết.

Về quy định đối với sinh viên sư phạm, các đại biểu đề nghị quy định rõ việc quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, chương trình đào tạo, quy mô đào tạo gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng. Dự báo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm ra trường có cơ hội tìm được việc làm. Đồng thời đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm và chế độ phân công công tác theo kết quả đầu ra để thể hiện chính sách ưu tiên, quy hoạch của Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Chia sẻ

Bài viết

Theo VOV

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất